Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

ÁI HOA KHÔNG CÒN NỮA 01/10


Nhan đề: ÁI HOA KHÔNG CÒN NỮA
Tác giả, dịch giả: LÊ ANH MINH
Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC, Hà Nội 2017
Sách dày 72 trang, khổ 14,5x20,5cm.
Đây là quyển 109-1 trong TỦ SÁCH VĂN HỌC ĐẠI ĐẠO
Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo
thực hiện. Ấn tống lần thứ nhất hai ngàn quyển,
do 12 phần công quả (1.000.000 đồng/phần)
của quý vị Ân Nhân:
1. ẨN DANH (do Lê Minh Đức, TTi Ngọc Điện Huỳnh Hà,
HTCĐ Tiên Thiên, chuyển giúp). Gởi đợt 117.
2. ĐỖ THỊ THU (TT Cây Du). Gởi đợt 116.
3. HUỲNH THỊ THỦY (TTi Tứ Long Châu, HTCĐ Tiên Thiên).
Hồi hướng thân phụ (Huỳnh Văn A). Gởi đợt 111.
4. LÊ THỊ SÁU (Sáu Hà, TT Khổ Hiền Trang,
HTCĐ Tây Ninh). Gởi đợt 116, 124.
5. MAI THỊ HUYÊN (TT Nhựt Chánh, HTCĐ Ban Chỉnh Đạo).
Hồi hướng mẹ chồng (Trương Thị Cẩm, 81 tuổi). Gởi đợt 124.
6. NGUYỄN THỊ MINH GIANG (TT Nhựt Chánh,
HTCĐ Ban Chỉnh Đạo). Gởi đợt 113, 117.
7. NGUYỄN THỊ SANGNGUYỄN THỊ TƠ (Thân Đức,
Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành, Tiền Giang). Gởi đợt 111.
8. QUÝ TÍN HỮU HTCĐ Ban Chỉnh Đạo
(Anh Lớn Thượng Phẩm Nguyễn Văn Lãnh chuyển giúp).
Gởi đợt 113.
9. TRẦN AN (Hoa Kỳ).
Hồi hướng song thân (Trần Sum và La Liên). Gởi đợt 123, 125.
10. TRẦN THỊ THỚI (TT Nhựt Chánh, HTCĐ Ban Chỉnh Đạo).
Hồi hướng giác linh Phó Hội Trưởng Phạm Văn Ky
(TT Phước Đông, Cần Đước, Long An). Gởi đợt 113.
11. TỪ THANH TOÀN (TT Thiên Lý, HTCĐ Minh Chơn Đạo).
Gởi đợt 113, 117, 120, 123, 125.
12. VÕ HỒNG HẠNHVÕ MỸ LIÊN
(TT An Nhứt, HTCĐ Ban Chỉnh Đạo).
Hồi hướng ông ngoại (Nguyễn Văn Hơn, quy 1979),
và bà ngoại (Trần Thị Nhẫn, quy 1976). Gởi đợt 116.
Đồng kính thành hồi hướng cửu huyền thất tổ,
hiệp tâm cầu nguyện quốc thái dân an,
đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương,
Đại Đạo Cao Đài quy nguyên thống nhứt,
vạn linh thức tỉnh hồi đầu, đồng đăng bỉ ngạn.
*
MỤC LỤC
GIAO CẢM. Huệ Khải
1. ÁI HOA KHÔNG CÒN NỮA. Lê Anh Minh
2. BÓNG DÁNG SAU LƯNG. Chu Tự Thanh
3. CHIẾC XE ĐỘC ĐẮC. Erich Kästner
4. MẸ HIỀN CỦA TÔI. Hồ Thích
5. MÁ ƠI! Deborah Shouse
6. CỬU VẠN TRÊN NÚI. Phùng Ký Tài
7. VỢ CAO CHỒNG LÙN. Phùng Ký Tài
8. CÁI NỒI TRUNG QUỐC. Hermann Bauer
9. NẾU CÁ MẬP LÀ NGƯỜI. Bertolt Brecht
*
GIAO CẢM
Thú thật, Ban Ấn Tống không khỏi lưỡng lự rất lâu trước khi dè dặt mở thêm Tủ Sách Văn Học Đại Đạo với vài hiệp tuyển nho nhỏ như vừa qua mới phát hành. Nào ngờ quý đạo hữu gần xa lại sớm hoan hỷ phản hồi cùng mỹ ý, và còn nói vui rằng “khẩu vị” của bạn đọc Chương Trình Chung Tay Ấn Tống được thay đổi chút ít.
Nối tiếp kết quả sơ khởi đó, giờ đây trong tay chúng ta là một hiệp tuyển của hiền hữu LÊ ANH MINH, gồm một bài viết và tám bài dịch (từ tiếng Anh, một; tiếng Đức, ba; tiếng Trung, bốn). Với ngần ấy bài, mà thứ tự sắp trước đặt sau chẳng hề quan trọng, thử hỏi tập sách mỏng manh này có thể chia sẻ những gì cho chúng ta hân thưởng, ngẫm suy?
Một là mấy mẩu chuyện cảm động về tình cha con (Bóng Dáng Sau Lưng, Chiếc Xe Độc Đắc), tình mẹ con (Má Ơi!, Mẹ Hiền Của Tôi). Những người cha, người mẹ ta sắp gặp trong sách hoặc ở bên Á hoặc ở bên Âu, khác nhau về tuổi tác, văn hóa, ngôn ngữ, v.v… nhưng tất cả đều rất giống nhau ở một điều là tình thương bao la và lòng hy sinh không giới hạn cho con cái.
Hai là câu chuyện sâu sắc về tình nghĩa vợ chồng chung thủy vượt qua tai ương kiếp nạn (Vợ Cao Chồng Lùn); chuyện về nghệ thuật nuôi dưỡng bền bỉ đời sống uyên ương (Cái Nồi Trung Quốc) - Đó cũng là hạnh phúc mà Kinh Hôn Phối của đạo Cao Đài diễn tả: “Đường tổ nghiệp nữ nam hương lửa / Đốt cho nồng từ bữa ba sinh.”
Ba là hai câu chuyện mang mể tính triết lý:
- Trong Nếu Cá Mập Là Người, tác giả nói về cá mập mà thật ra không phải cá mập. Mỉa mai một cách rất u mặc, tác giả khiến chúng ta liên tưởng tới thói đời đảo điên, và tất cả những điên đảo đã thành truyền kiếp ấy có thể tóm gọn bằng câu ngạn ngữ Latin bất hủ: “Người là lang sói của người. (Homo homini lupus.)”
- Trong Cửu Vạn Trên Núi, tác giả gởi cho chúng ta lời nói thâm thúy của một người đàn ông mộc mạc nơi miền sơn cước: “Chẳng phải chúng tôi vẫn chung đường với các ông sao? Các ông đi nhanh, nhưng trên đường đi cứ ngó đông ngó tây, nào vui đùa, nào nghỉ chân. Chúng tôi thì khác. Chúng tôi không có sự cao hứng như vậy. Bước đi mà không ra bước đi thì không được, dừng chân nghỉ ngơi hoài lại càng không được. Nếu tùy tiện mà đi, hai ngày mới lên đỉnh núi. Cho nên chúng tôi phải tiến lên mạnh mẽ. Đừng chê chúng tôi đi chậm; đi hồi lâu thì chúng tôi vượt lên trước các ông đấy.” Ý tứ sâu sắc này đáng là lời nhắn nhủ cho mọi người chúng ta trong lúc thực thi mọi công việc lớn nhỏ, đời cũng như đạo.
Và cuối cùng là Ái Hoa Không Còn Nữa.
Nhan đề một tản văn ngắn, chưa đủ bảy trăm từ, cớ sao lại làm nhan đề chung cho cả hiệp tuyển?
Ái Hoa Không Còn Nữa. Thoạt nghe tưởng chừng có chút gì lãng mạn của chuyện tình đôi lứa. Mà té ra không phải vậy. Ái Hoa dường như mang hơi hướm phương danh một người con gái. Mà rốt cuộc không hẳn là vậy. Thế thì Ái Hoa là chi? Tôi ắt là kẻ vô duyên nhất hạng nếu buột miệng trả lời.
Đầu tháng 12 năm 1998, lần đầu tiên tôi chạm mắt Ái Hoa Không Còn Nữa; nhiều năm trôi đi, hễ đọc lại Ái Hoa… vẫn thấy man mác một nỗi niềm khó tả. Bởi, giữa cõi nhân gian này, ai trong chúng ta chưa từng có ít nhất một Ái Hoa?
Trước khi quý bạn lần giở Ái Hoa Không Còn Nữa, tôi xin gởi quý bạn lời nói của một nhà văn Anh -- Gilbert Keith Chesterton (1874-1936): “Cách để yêu quý bất kỳ cái gì là nhận thức rằng cái đó có thể bị đánh mất. (The way to love anything is to realize that it may be lost.)”
Trân trọng,
Nhiêu Lộc, 30-7-2017
Huệ Khải
*
PHƯƠNG THỨC NHẬN SÁCH BIẾU
Quý bạn đọc quan tâm sách này, có thể nhận sách biếu (miễn phí) qua bưu điện (nhưng quý bạn vui lòng trả cước phí cho bưu điện ngay khi nhận sách).
Liên lạc nhận sách biếu qua điện thư:daidaovanuyen@gmail.com
Quý bạn vui lòng cho biết đầy đủ họ và tên, địa chỉ rõ ràng (số nhà, đường ... + các chi tiết khác), số điện thoại.
Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo (hoạt động từ tháng 6-2008) rất hân hạnh tặng quý bạn sách này.
BAN ẤN TỐNG