Thứ Hai, 5 tháng 8, 2024

5. BỐN ĐỢT MÙA NHẬP TỊNH

 

5. BỐN ĐỢT MÙA NHẬP TỊNH

Tý thời, ngày 12-8 Bính Thân (Chủ Nhật 16-9-1956)

NGÔ thị chơn nguơn giáng Nhị Kỳ ([1])

MINH truyền tâm pháp độ tàn quy ([2])

CHIÊU nhiên tự thể minh tâm tánh ([3])

GIÁNG hổ thăng long phục tứ vi.([4])

Bần Đạo chào chư hiền đồ. Đại tịnh! 

Giờ Bần Đạo đến đây để nói qua công việc nhập tịnh trong mùa hành pháp thọ ân. 

Mùa nhập tịnh chia làm bốn đợt. 

Đợt thứ nhứt là tâm truyền yếu quyết để cho chư hiền đồ thấy rõ pháp môn siêu phàm nhập thánh, khai tâm diệt dục, là pháp môn khử trược phân thanh,([5]) chuyển hồn phách, thần, tinh, ý, khí về nơi nguyên tông. Nhưng các hiền đồ chưa rõ, không đạt thấu yếu nhiệm huyền cơ.([6]) Đợt này là phần trọng đại mà xưa nay các Thánh, các Tổ thành đạo do đó. 

Đợt thứ hai là thiền định. 

Đợt thứ ba là đại tịnh. 

Đợt thứ tư là mật truyền. 

Tuy đợt thứ nhứt đã qua nhưng phần đông làm chưa đúng, phải bổ khuyết năm ngày. Nếu các đợt sau mà không đúng thì phải bổ khuyết gấp ba lần hơn của mỗi đợt nếu thành công. Pháp tu kỳ này đã tổng hợp lại bao nhiêu đó.

Đáng ra bao nhiêu đó phải hành lễ hành pháp chín kỳ, mỗi kỳ chín ngày nếu được phép, và mỗi kỳ phải có lễ hồng thệ riêng. Nhưng vì các hiền đồ là Thiên ân sứ mạng, được châm chước phần nào.

Phần luyện khí điều thần, chư hiền đồ còn sai là đi không đúng với con đường trung đạo. Phải đi từ tâm đến Huỳnh Đình ([7]) trước, bước qua hậu môn đi lên đảnh.

 

Hồi quang phản chiếu.([8]) Mở cho được cái luân xa số 5 là mở được con đường siêu thoát tận độ. Pháp này tu mãi cho đến khi thoát xác. Nếu hiền nào không làm được, không được lậu. Có rủi bị phạm giới, cũng nhớ khi phục sinh làm lễ sám hối mà cầu chứng lại để tu hành. 

Đợt hai bắt đầu ngày 17. Phải sửa giờ công phu.

0 giờ đến 3 giờ: Một giờ đầu vận khí điều tức, định thần, an hồn, tịnh phách, chuyển tinh lên côn đảnh, khai môn quan thần thất cho càn khôn giao hiệp. Hai giờ sau đại tịnh, lặng lòng, diệt tất cả phàm tâm, bế ngũ quan mà gom thần ý một chỗ là Đơn Điền (hạ). Giờ này buồn ngủ lắm mà cũng uể oải, chóng mặt, nhưng phải rán mới cầu được sự thanh tịnh. 

5 giờ đến 7 giờ: Cũng y như thế. 

11 giờ đến 13 giờ: Cũng một giờ luyện, một giờ tịnh. 

17 giờ đến 20 giờ: Một giờ luyện, hai giờ tịnh. 

Chư hiền đồ coi lại. Được không? Soát xét cẩn thận. Nếu không đủ sức mà cần tập sự thì:

23 giờ đến 1 giờ: Một giờ luyện, một giờ tịnh.

 - 4 giờ đến 6 giờ: Một giờ tịnh, một giờ luyện. 

11 giờ đến 1 giờ: Một giờ luyện, một giờ tịnh. 

6 giờ đến 8 giờ: Một giờ luyện, một giờ tịnh. 

Giảm bớt thì phải vậy. 

Cúng rất nên thanh tịnh, đọc mau và mặc niệm. Ngủ trong các giờ dư. Cấm buổi chiều không được ngủ. Ăn tùy theo đó, hay thay đổi cũng sau giờ công phu. 

Lần này có bớt. Chỉ được bớt từ 7 giờ đến 8 giờ tối mà thôi. 

Đợt hai xong đến đợt ba phải mười lăm giờ.

Đợt bốn không còn giờ nào ở ngoài cả.

Mà chắc kỳ này có làm được cũng làm nội đợt hai, chớ không bước sang đợt ba được. Nhờ sự cầu nguyện nhiều của chư hiền đồ. 

Thi ([9]) coi lại đợt đầu. Nếu làm chưa đúng phải gia năm, mười hoặc mười lăm ngày phải cho đúng. Dù đợt hai có trễ, đợt ba, đợt bốn ra ngoài ngày sẽ hay. Chư hiền đồ cố gắng. 

 

Nhớ làm y. 

Chư hiền nào có bệnh nội thương phải gia thêm công phu điều tức, vận tinh hoạt khí: 9-3. 

Thôi, có gì cần sẽ chấp bút.

Luyện châu, hiền đồ nào trong đợt này miễn. Có trong đợt luyện phù quyết thì sau các giờ sẽ chọn một giờ nào mà luyện.

Thi ([10]) nghỉ, lo tham thiền về bửu pháp đoạn căn gấp. Sau Đông Chí phải xong. Phải tham thiền một giờ mỗi ngày trong giờ Tý. 

Một là làm lễ cầu nguyện trước Thầy.

Hai là quỳ một hương.

Ba là tọa thiền một giờ.

Bốn là luyện keo và chữ phù và ấn.

Năm là luyện châu mười lăm vòng.

Mỗi thời phải làm được nhiêu đó.

Một Tý cho đến chín hôm. Tý, Ngọ chín hôm. Tý, Ngọ, Mẹo chín hôm. Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu chín hôm trong một đợt. 

Thôi, Bần Đạo chào chư hiền đồ. 

*



Huệ Khải chú thích:

([1]) 吾是真元降二期: Ta là chơn nguơn (chân nguyên: nguyên khí 元氣 trong vũ trụ) đã xuống thế vào Nhị Kỳ Phổ Độ. (Như vậy, Đức Ngô là Jesus Christ tái lâm. Đức Ngô là Ngôi Hai.)

([2]) 明傳心法度殘歸: Truyền dạy rõ ràng tâm pháp cứu độ tàn linh trở về ngôi xưa vị cũ.

([3]) 昭然自體明心性: Làm sáng bản thể 本體 của mình thì tỏ rõ tâm tánh.

([4]) 降虎升龍伏四圍: Rồng cọp được chế ngự (và) phủ phục bốn phía.

([5]) khử trược phân thanh 去濁分清: Gạn đục khơi trong; lóng đục lấy trong; phân thanh lóng trược.

([6]) yếu nhiệm huyền cơ 要任玄機: Ý nghĩa quan trọng của sự nhiệm mầu ẩn áo.

([7]) Huỳnh Đình: 1/ Trung ương 中央. Trong Huỳnh Đình Nội Cảnh Kinh 黃庭内景, Vụ Thành Tử 務成子 giải: “Huỳnh giả, trung ương chi sắc dã; Đình giả, tứ phương chi trung dã. Ngoại chỉ sự tức thiên trung, nhân trung, địa trung. Nội chỉ sự tức não trung, tâm trung, tỳ trung. Cố viết Huỳnh Đình. , 中央之色也; 庭者, 四方之中也. 外指事即天中, 人中, 地中. 内指事即腦中, 心中, , 故曰黃庭. (Huỳnh là màu vàng ở trung ương; Đình là trung tâm của bốn phương. Về bên ngoài, chỉ sự vật, tức là trong trời, trong người, trong đất. Về bên trong, chỉ sự vật tức trong não, trong tim, trong tỳ [lá lách]. Nên gọi là Huỳnh Đình.) 2/ Có thuyết nói Huỳnh Đình là chỗ trống trong thân thể (thể trung đích hư nghĩ chi sở 體中的虛擬之所). 3/ Thuật ngữ luyện đan Đạo Giáo còn gọi Huỳnh Đình là Quy Trung 規中, Lư Gian 廬間, chỉ Hạ Đơn Điền 下丹 田, bởi vì màu vàng chỉ đất, chính là chỗ kết đơn 結丹. Màu vàng lại ở ngay trung tâm thân người, như trung tâm chữ điền . Huỳnh là màu đất (thổ sắc 土色); thổ ở trung ương. Đình là khoảng trống phía trước (giai tiền không địa 階前空地). Huỳnh Đình biểu thị ý nghĩa trống rỗng bên trong (trung không chi ý 中空之意). [Lê Anh Minh chú]

([8]) hồi quang phản chiếu 回光反照: 1/ Độ sáng ngắn hạn của bầu trời do sự phản chiếu vào lúc hoàng hôn. (Phản chiếu là một hiện tượng tự nhiên thường thấy. Khi mặt trời sắp lặn về tây, bầu trời sẽ sáng lên trong chốc lát rồi nhanh chóng tối sầm do sự phản chiếu của ánh sáng hoàng hôn.) 2/ Tinh thần hưng phấn bất ngờ của một người sắp chết, giống như đèn dầu sắp tắt thì phựt lên một cái. 3/ Sự hưng vượng tạm thời của sự vật sắp diệt vong. 4/ Là “nội thị” 内視 (nhìn vào trong), “nội chiếu” 内照 (chiếu sáng vào trong), “phản quán” 返觀 (quay lại quán sát bản thân). 5/ Là “nội quán” 内觀 (quán xét vào trong), gọi theo Tham Đồng Khế 參同契 của Ngụy Bá Dương 魏伯陽 (151-221). 6/ Là “hồi quang nội chiếu” 回光内照 hay “phản quán nội chiếu” 反觀内照, gọi theo Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục 仙佛合宗語錄 của Ngũ Thủ Dương 伍守陽 (1573-1644?).

([9]) Đàm Thi (1913-1998), là đồng tử Liên Hoa.

([10]) Đàm Thi (1913-1998), là đồng tử Liên Hoa.