Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

GIAO CẢM / Góp Nhặt Lời Quê


 

GIAO CẢM

Từ tháng 9-2016 tới đầu tháng 10-2020, trong nhiều dịp khác nhau tại các hội trường thuyết minh giáo lý của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Tòa Thánh Ngọc Kinh, Thánh Tòa Vô Vi Huỳnh Quang Sắc, thánh thất Nam Thành, thánh thất Trung Hiền, thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, và thánh tịnh Ngọc Minh Đài, Diệu Nguyên có duyên may được chia sẻ với bạn đạo gần xa mười hai câu chuyện nho nhỏ; mỗi chuyện xoay quanh một chủ đề riêng, nhưng điểm chung vẫn là ôn học thánh giáo Cao Đài để mọi người cùng nhau ghi nhớ, thấm thía lời châu tiếng ngọc của Ơn Trên luôn tha thiết dẫn dắt thế nhân biết sống đạo, hành đạo vẹn vẽ, sao cho mãn một kiếp người thì có đủ điều kiện thọ hưởng Thiên ân mà thẳng đường trở về quê cũ cựu ngôi.

Thật vậy, bởi thương con cái mải rong chơi, lịch kiếp lảng quên cố quận quê nhà nên Mẹ Từ Tôn đòi phen nhắc nhở: Có nhớ quê xưa chốn Ngọc Đình? Và cũng như Mẹ, các Đấng thiêng liêng hằng bố ban lữ khách cõi ta bà vô vàn lời quê chứa chan tình cố quận. Mười hai câu chuyện nho nhỏ góp nhặt nơi đây trong lẽ tùy duyên mà chở chuyên trong muôn một những lời quê đồng vọng khắp cả Kỳ Ba. Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo cũng nương lẽ tùy duyên xin trân trọng đặt vào tay quý đạo hữu hiệp tuyển thứ tám của Diệu Nguyên, như một món quà trao gởi giữa anh chị em áo trắng vốn chung tình cốt nhục Linh Sơn từ thuở.

Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

- - - - - - - - - - - -

GÓP NHẶT LỜI QUÊ của Diệu Nguyên

Quyển 133-1 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo

Ấn tống lần thứ nhất một ngàn hai trăm quyển,

do công quả mười bảy triệu đồng của quý ân nhân

phương danh như sau:

1. Hiền huynh ĐÀO THÚY LIỄU (hải ngoại),

công quả mười triệu đồng (trích đợt 163).

2. Bác sĩ PHAN MINH CHIÊU (thánh thất An Thạnh,

Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, Bến Lức, Long An),

công quả năm triệu đồng (gởi đợt 153).

3. Hiền tỷ HỒ THỊ Ý (thánh thất Trung Hiền, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài), công quả hai triệu đồng (gởi đợt 161).

Hồi hướng giác linh thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Tính, sinh năm Ất Hợi (1935), quy thiên 23-4 nhuận, Canh Tý (2020).

Đồng kỉnh thành hồi hướng cửu huyền thất tổ siêu thăng,

hiệp tâm cầu nguyện gia đạo vững bền, dân an quốc thái,

đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương,

Đại Đạo Cao Đài quy nguyên thống nhất,

vạn linh thức tỉnh hồi đầu, đồng đăng bỉ ngạn.


- - - - - - - - - - - -

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

65 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Email: nhaxuatbanhongduc65@gmail.com

Điện thoại: 024.39260024 - Fax: 024.39260031

Chịu trách nhiệm xuất bản
Giám đốc: BÙI VIỆT BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung
Tổng biên tập: LÝ BÁ TOÀN

Biên tập: Phan Thị Ngọc Minh

Sửa bản in: Diệu Nguyên

Trình bày sách & vẽ bìa: Thiện Tâm (Minh Lưu)

In 1.200 cuốn, khổ 14,5cm x 20,5cm tại Xí Nghiệp In FAHASA

774 Trường Chinh, phường15, quận Tân Bình, TpHCM.

Điện thoại: 028.38153971 – Fax: 028.38153297.

Số XNĐKXB: 4847-2020/CXBIPH/8-99/HĐ

Số QĐXB của NXB: 878/QĐ-NXBHĐ, cấp ngày 28-11-2020.

In xong và nộp lưu chiểu năm 2020.

Mã số sách tiêu chun quc tế (ISBN): 978-604-318-304-7

Thỉnh kinh sách ấn tống xin gởi thư về: daidaovanuyen@gmail.com




1. BẤT VONG SƠ TÂM PHƯƠNG ĐẮC THỦY CHUNG / Diệu Nguyên



1. BẤT VONG SƠ TÂM

PHƯƠNG ĐẮC THỦY CHUNG

Bất vong sơ tâm, phương đắc thủy chung là lời dạy của cổ nhân, được Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh nhắc đến trong lời dạy của Ngài.

Bất: Trạng từ, dùng để phủ định, nghĩa là chẳng, không. Ví dụ: Bất an, bất công, bất hiếu, bất minh, bất trung...

Vong: Động từ, nghĩa là quên. Ví dụ: Vong ân, vong bản, vị quốc vong thân (vì nước quên mình)...

: Tính từ, nghĩa là ban đầu. Ví dụ: Sơ cấp (bậc đầu tiên), sơ thứ (lần đầu)…

Sơ tâm: Tâm nguyện lúc ban đầu.

Phương: Trạng từ, nghĩa là mới, rồi mới.

Đắc: Động từ, nghĩa là đạt được, lấy được, có được.

Thủy chung: Từ đầu tới cuối.

Vậy, câu này có nghĩa: Không quên cái tâm nguyện đã khởi phát lúc ban đầu thì mới thành tựu trọn vẹn được việc làm.

Thông thường, khi khởi đầu làm một việc gì, con người thường hăng hái phấn chấn, nhưng trải qua thời gian gặp nhiều khó khăn vất vả, thử thách gian lao, con người không còn giữ được cái ý chí hăng hái như lúc ban đầu nữa và đôi khi bỏ cuộc nửa chừng. Do đó cổ nhân mới khuyên: Bất vong sơ tâm phương đắc thủy chung.

Đây là một lời khuyên minh triết giúp chúng ta thành công về mọi mặt trong cuộc sống. Ví dụ:

a. Trong đời sống hôn nhân, nếu hai vợ chồng luôn giữ trọn vẹn tình yêu thương như buổi ban đầu thì họ sẽ chung thủy bên nhau suốt đời, và con cái sẽ được chăm sóc, nuôi dạy trong tình thương của cha mẹ cho đến khi trưởng thành, trở thành những công dân hữu ích cho đất nước, cho xã hội.

b. Những khách du lịch tham gia cuộc leo núi, lúc ban đầu còn ở chân núi thì tinh thần hăng hái tràn đầy, quyết tâm chinh phục ngọn núi. Leo đến lưng chừng núi thì đã thấy mỏi mệt rã rời, không còn giữ được cái ý định hăng hái lúc ban đầu và rồi bỏ cuộc quay trở xuống chân núi.

c. Về mặt đạo học, những người mới khởi phát tâm tu thường rất nhiệt thành, siêng năng, tinh tấn. Nhưng sau một thời gian thì lòng nhiệt thành nguội dần, họ bắt đầu giãi đãi (làm biếng, lơ là), tu hành lôi thôi, thậm chí là nhạt đạo, rồi quay trở lại nếp sống cũ như thể họ chưa từng ngộ đạo.

Do đó, trong giới tu hành có câu: Học Phật nhất niên, Phật tại nhãn tiền; học Phật lưỡng niên, Phật tại đại điện; học Phật tam niên, Phật tại Tây thiên. (Học Phật một năm, Phật ở trước mắt; học Phật hai năm, Phật trong chánh điện; học Phật ba năm, Phật tại Tây phương.) Nghĩa là lúc mới nhập môn vào tu thì hăng hái siêng năng, lúc nào cũng thấy có Đức Chí Tôn ngay trước mặt. Dần dần chểnh mảng biếng lười, khi vào chánh điện cúng kiếng thì mới nhớ đến Thầy, giãi đãi riết rồi không còn nhớ đến Thầy đến Đạo nữa, Thầy ở xa tít trên chín tầng mây.

Trong thực tế, có nhiềug chương trình tu học lúc mới mở ra thì được nhiều đạo hữu đến tham dự, dần dà không biết học viên lặn đâu mất hết. Bởi vậy, có lần Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo nhắc nhở chúng ta cần lưu ý đến tình trạng các lớp học hữu thỉ vô chung (có mở đầu nhưng không có hậu).

Hằng ngày cúng tứ thời, chúng ta đọc bài kinh xưng tụng Đức Chí Tôn, trong đó có câu thời thừa lục long du hành bất tức.

Thời: Thường khi. Thừa: Cỡi. Lục long: Sáu rồng. Du hành: Đi lại. Bất tức: Không ngừng nghỉ. Theo nghĩa đen, thời thừa lục long du hành bất tức tức là Trời cỡi sáu rồng đi đi lại lại không ngừng nghỉ. Theo nghĩa bóng, sáu rồng ám chỉ sáu hào dương của quẻ Kiền (tượng trưng cho Đạo Trời). Thế nên, câu kinh này có ý nói Đạo Trời vốn cương kiện, mạnh mẽ và vận hành khắp cả vũ trụ không một phút giây ngừng nghỉ. Đại Tượng Truyện quẻ Kiền có câu Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức. (Người quân tử luôn kiên cường, mạnh mẽ không ngừng nghỉ như Đạo Trời cương kiện.)

Thế nên, khi đọc câu kinh thời thừa lục long du hành bất tức, chúng ta tự nhắc nhở mình hãy noi gương Đức Đại Từ Phụ, siêng năng tu học hành đạo, tinh tấn không ngừng nghỉ, dù có gặp gian lao khảo đảo thử thách cũng không thối chí nản lòng.

1. Một cuộc khảo đảo bất hòa đã xảy ra tại một thánh sở nọ khiến một số vị đang lãnh trách nhiệm hành đạo từ bỏ công quả mình đang làm. Đức Lý Giáo Tông đã cho người cha đã đắc Tiên vị của các vị đó lâm đàn khuyên nhủ các con. Người cha đã nhắc lại quá trình hành đạo của mình lúc sanh tiền:

Đã làm người thì trong thất tình lục dục cũng lắm khi mỏi gối chùn chân, nản lòng, nhưng vì Đạo vì Thầy, dù trải qua vn khổ thiên lao vẫn không thoái thác nhiệm vụ, đến ngày dứt hơi, hồn lìa khỏi xác, Thầy ban ân trở về ngôi vị.

Sau đó, vị Tiên khuyên dạy các nhục tử của Ngài:

Các con lãnh trách nhiệm, dầu lớn dầu nhỏ, phải giữ vững lập trường, lo tròn nhiệm vụ, đừng thoái thác nhiệm vụ mà bỏ qua cơ hội lập công bồi đức. Trường hc nào mà không có k thi, đôi chân nào mà không đạp trên chông gai, sỏi đá, để đi đến mc đích đã đnh. Các con phải vưt qua k khảo thí để lên lớp hay tiến hóa đó, các con.

Đã nguyện tu hành trong một kiếp thì đừng hn kiếp sau. Cha rất đau lòng khi các con vì một khảo nghiệm đương nhiên trên đường tiến hóa mà không vượt qua được, thối chí ngã lòng mà thoái thác nhiệm vụ khiến cha ngôi vị không yên. Cha biết lòng con vẫn ôm ấp việc đạo, chỉ là con không nhẫn nhịn được, không giải tỏa cõi lòng để tiếp tục nhiệm vụ. Nghiệp chướng tiền khiên đã đến lúc cản bước chân của các con. (. . .) Các con hãy xem đây là bài học lớn, bài khảo nghiệm, để nâng cao phẩm vị của các con. Đừng thối chí nản lòng. Mỗi khi con nản lòng, không có tinh thần lo đạo hoặc giải đãi công phu thì qu thất tình, ma lc dc xui khiến các con mất tín tht. Chúng nó chờ sẵn cơ hi lôi kéo các con xuống đng với chúng là cõi ma vương rất đáng sợ đó các con. Lời cuối cùng, cha khuyên các con hãy bền tâm vững chí lo tròn việc đạo, lo tu thân hc đo đến nơi đến chốn mới xứng đáng trò ngoan con thảo trở về ngôi vị.

Thật vậy, thời hạ nguơn mạt kiếp, Đức Chí Tôn khai mở nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hàng hàng lớp lớp Tiên Phật đồng giáng trần để tá trợ Đức Chí Tôn trong công cuộc cứu độ quần sanh. Bên cạnh đó, ma vương, ác quỷ cũng được phép đến trần gian để lập công bằng cách lôi kéo, khảo dượt người tu.

Sau khi vị Tiên khuyên dạy các nhục tử (như dẫn trên), Đức Giáo Tông lâm đàn ban lời phân tách thiệt hơn:

Chư hiền đệ, hiền muội mỗi khi được Thiêng Liêng đặt trong một guồng máy tổ chức của Đạo, dầu là cấp bực lãnh đạo hay một nhân viên bình thường đều được đặt để một tư kỳ phận sự phù hợp với khả năng về đức, về trí của mỗi người. Người lãnh đo có đề thi của người lãnh đo, nhân viên bình thường có đề thi của mt nhân viên bình thường. Đó là bài khảo nghiệm riêng của mỗi chư hiền. Bởi vì tập thể là môi trường chư hiền khảo nghim lẫn nhau, cùng nhau lập công bồi đức, cùng nhau liên đới trách nhim nếu tổ chức không hoàn thành sứ mng.

Nếu mt cá nhân không hoàn thành bài khảo nghiệm, làm ảnh hưởng tập thể thì cả tổ chức cũng gánh hu quả. (. . .)

Chư hiền nhìn vào khuyết điểm của người khác mà không thấy ưu điểm của người trong khi mình lại không tự biết mình, mình không hoàn thành bài thi của mình mà làm bài thi h cho người khác. Cười, cười… “Sao không quét tuyết trong nhà tớ, mà lại lau sương dưới mái người?”

Lời dạy dẫn trên của Đức Lý Giáo Tông nhắc chúng ta nhớ lời Đức Chúa Giêsu cách nay hơn hai ngàn năm, chép trong Phúc Âm (Luca 6:41):

Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?

Trở lại với thánh giáo của Đức Giáo Tông, Ngài dạy tiếp:

Bần Đạo muốn nhắc chư hiền: Muốn đi đến cuối cùng mc tiêu đã chn trong cuc đời hành đo thì phải luôn nhớ câu Bất vong sơ tâm phương đắc thỉ chung.” (. . .)

Bất vong sơ tâm là đừng quên tâm nguyện ban đầu của chư hiền. Chư hiền muốn đi đến cuối con đường đã chn để đt đưc thành công thì phải luôn nhớ tâm nguyện ban đầu, đừng làm việc gì cũng hứng thú nhất thời, ngựa hay phải biết đường dài. Chư hiền đừng để cỏ dại ven đường làm phai mờ ý chí của bản thân. Muốn vưt qua muôn ngàn khó khăn thử thách thì phải nhớ lời nguyện ban đầu, phải canh cánh mt bên. Đừng vì hứng thú nhất thời đó chư hiền.

Chư hiền đừng tưởng rằng làm vic đo t giác, t nguyện thì làm sao cũng đưc, vui thì làm không vui thì bỏ phế. Công việc đạo không như công việc ở thế tục, nhưng phần thưởng và những hình pht vô vi mà chư hiền không thấy được t xa vn dm đó chư hiền.

Ngoài đời, khi làm việc để mưu sinh, đôi khi có những công việc không phù hợp với ý thích của ta nhưng ta vẫn phải làm vì nếu không làm thì không được lãnh lương hoặc bị đuổi việc. Công việc đạo thì hoàn toàn do tinh thần tự nguyện, tự giác của mỗi đạo hữu; tuy nhiên, không phải vì thế mà ta có thể dể duôi, vui thì làm, không vui thì bỏ phế, bởi lẽ vẫn luôn có phần thưởng và hình phạt vô vi cho việc hành đạo của mỗi người mà mắt phàm ta không thấy được.

2. Năm 1967, Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy:

Những ai có sứ mạng phổ giáo Đạo Trời, nên hiểu như vầy: Mình đang làm vic cho Thưng Đế, cho nhơn sanh, cho thế h ngày mai, không phải vì những trở ngại thiển cận rồi thối chí ngã lòng. Một đoàn người thức đêm, khi nghe sức chịu đựng trong đêm trường đã uể oải, là báo hiệu ngày mai tươi sáng sắp đến. Hãy vui mà tiến, hiệp mà hành, tin để đt cho k đưc công quả trọng đại ấy.([1])

Theo lời dạy trên, hành đạo chính là đang làm việc cho Thượng Đế, mà Thượng Đế là Đấng Chúa Tể càn khôn, chắc chắn rằng lương bổng mà Ngài trả cho ta không một ông giám đốc hay Tổng giám đốc nào nơi thế gian này có thể sánh kịp. Tiền lương ấy sẽ được gửi trên nhà băng thượng giới như lời Đức Quan Âm Bồ Tát đã dạy: “Tu đi một vốn mười lời/ Nhà băng thượng giới Cha Trời dành cho”.

3. Có lần, Đức Bác Nhã Thiền Sư khuyến nhủ một vị môn sanh Minh Lý Đạo như sau:

Ráng bền tâm, kiên chí nghe hiền đệ, để bước đi được vững vàng. Công quả hành đo cũng tiêu trừ bớt nghiệp tiền khiên, nhưng người tu cũng như người thế, khi có chút ít vốn liếng là chủ n đổ xô đến đòi. Hiểu như vậy để chuẩn b tinh thần chu đng.([2])

Trải qua nhiều kiếp nơi thế gian, mỗi người đều đã gây tạo nhiều nghiệp chướng tiền khiên, chẳng khác nào kẻ mang nợ. Ngoài đời, khi thấy con nợ vừa có được một khoản tiền thì các chủ nợ liền xúm lại đòi, bắt con nợ phải trả tiền cho mình. Trong đạo cũng thế, khi ta hành đạo, lập được chút ít quả công thì nghiệp chướng tiền khiên cũng ập đến đòi, gây cho ta những điều rủi ro hoạn nạn bất như ý, nhất là những ai có tâm nguyện tu giải thoát khỏi luân hồi sinh tử thì phải chịu nhồi quả, trả cho xong hết nghiệp chướng trong một kiếp. Thế nên Đức Bác Nhã Thiền Sư căn dặn người tu phải luôn gìn giữ một ý chí kiên định, một đức tin bất thối chuyển để được vững vàng trên bước đường tu, vượt qua mọi khảo thí gian lao thử thách.

4. Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy người tu một phương pháp hữu hiệu để có thể vững vàng trước mọi khảo thí:

(L)uôn luôn lúc nào cũng sẵn sàng đón nhn những cái bất ngờ xảy ra, từ sự khảo đảo thử thách may rủi đến sự thành công cũng thế. Mình sẵn sàng tiếp nhn, sẵn sàng ứng phó thì không bao giờ ngạc nhiên và hoảng hốt trước mọi vic xảy đến, vì trên bước đường thế Thiên hành hóa luôn luôn sẵn sàng đón nhận những khó khăn, những bất trắc. S thành công sẽ dành cho người trầm tĩnh, li dng thời cơ chuyển rủi thành may, chuyển bi thành thắng, mà cũng là một thất bi cho người đầu hàng uể oải, thối chí trước mt nghch cảnh mà mình không d liu.([3])

Đôi khi nghịch cảnh lại là một cơ hội, một điều kiện tốt giúp con người làm nên những thành tựu tốt đẹp cho bản thân và cho cuộc đời. Thuở xưa, vua Trụ giam giữ Văn Vương trong ngục Dữu Lý bảy năm, nhờ đó mà Văn Vương đã viết Soán Từ cho sáu mươi bốn quẻ trong Kinh Dịch.

Đức Giáo Tông Thái Bạch Kim Tinh dạy:

Lòn trôn như Hàn Tín, ngồi Dữu Lý như Văn Vương, chịu chặt chân như Tôn Tẫn, mà dựng nên cơ nghiệp, đời còn bia tạc.([4])

5. Đức Mẹ khuyên người tu đã nhứt định chọn con đường đạo lý để đi thì phải đi cho đến nơi đến chốn, đừng thối chí ngã lòng:

(C)ác con cần phải mạnh dạn lèo lái con thuyền đạo đi đến nơi đến chốn, mặc dù gặp lúc mưa sa gió cuốn. Khi đã nhứt định rồi thì không ngại gì chướng ngại vật mà chẳng vượt qua. Mẹ không s các con lưng mỏi gối mòn mà Mẹ chỉ s các con thối chí ngã lòng thì khổ vô cùng.([5])

6. Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy:

(M)ỗi người, mỗi tập thể hành đạo phải tìm mi cách để dung hợp liên ái nhau, đừng k thị, đừng phân chia, đừng tt đố nhau, dầu ở phe nhóm nào cũng thế. Ma vương ác qu luôn luôn rình rập phân tán để tiêu dit. Nếu những hàng hướng đạo không nhận thấy cái nguy cơ đó, thì chẳng những không đạt được hoài bão của mình mà lại còn nguy cơ đến cá nhân mình, đến tập thể phe nhóm mình là một đàng khác.([6])

7. Đức Mẹ nhắc nhở chúng ta:

Các con ơi! Chung thân hành thin, thin du bất túc. Nghĩa là suốt đời làm lành, lành còn chưa đủ thay. Nếu một phút hớ hênh khinh thường là các con đã bị vương vào tội lỗi.

Các con có biết chăng? Khi gặp những việc đưa đến đột ngột làm các con trái ý, bực bội, bất mãn rồi sanh ra cau có, phiền hờn nhau, đó là các con bỏ lỡ một cơ hội để được trút bớt gánh nghiệp chướng tiền khiên. Đó là các con rớt vào chỗ mê.

Nếu chủ quan cho rằng mình hay mình đúng, không phục thiện, nhận lời khuyến thiện, đó là mê. Vic đang làm, đang tiến hành, khi gặp mt trở lc nho nhỏ rồi thối chí bỏ dở, đó là mê. Có đứa rất tỉnh nhưng vì đụng chạm đến tự ái rồi giả mê. Đó chính thật là mê. Đồng bạn đồng thuyền thấy mình nói năng hoạt bát, nhiều của đắp bù, nhiều công xây dựng, rồi tự mãn, tự túc, an phận hưởng nhàn. Đó là mê, vân vân và vân vân.

Các con ơi! Mẹ nêu lên một số dữ kiện điển hình để các con làm tấm kiếng soi ni tâm ngoi din của mình để dng nước ma ha là lòng thành hối ngộ hầu tẩy rửa cái mê để sớm xa rời bến mê hầu sang bờ giác, nghe các con!

Giáo Tông Thái Bạch cách đây ba hôm có đến chầu Mẹ. Mẹ thấy Người không được vui nên Mẹ nhân tiện giáng đàn ban ơn nữ phái rồi nhắn thêm luôn cho các con nam phái biết mà cố gắng khắc phục, chế ngự mi tư tâm, tư kỷ hầu phục vụ Đạo Trời cho đúng mức. Vì các con là mắt phàm đâu thấy những việc ngoài giới hạn giác quan của con.

. . . (M)ất thì giờ vì những cái gai nhỏ đâm chơn, cái viên sỏi nhỏ mắc kt trong chiếc gy, sao nỡ? Hỡi các con!

Thôi, bao nhiêu đó cũng đủ rồi. Các con ráng phát bồ đề tâm cho Giáo Tông Lý Bch Người đưc vui lòng. Kẻo không, ph ơn đức của Người dìu dắt.([7])

8. Đức Thái Thượng Đạo Tổ dặn dò:

Người hướng đạo phải thanh cao hơn người quân tử. Thành không tự mãn, bại chẳng thối chí ngã lòng. Được khen không buông ý, bị chê chẳng não phiền. Bại thành, khen chê nó là những hiện tượng, kẻ ý thức luôn luôn làm chủ lấy mình, nhứt tâm nhứt đức, mt tiến không ngừng. (. . .) Có thế mới đi đến nơi, hành đến chốn. Có thế, đo mới thành, tu mới đắc.([8])

9. Đức Thiên La Đạo Nhơn (Thiên La Tinh Lê Văn Nghĩa) bảo rằng những điều khảo đảo chính là những nhát đục của nhà điêu khắc:

Chư Thiên ân sứ mạng ráng ráng, đừng thối chí trước cơn khảo đảo. Cái khảo đảo là cái đc của chuyên viên chm trổ đó! ([9])

Một khối đá hay một khúc gỗ, để trở thành một pho tượng tuyệt đẹp cho đời chiêm ngưỡng thì phải chịu những nhát đục chạm trổ của nhà điêu khắc. Người tu cũng thế, muốn trở thành Hiền Nhân, Thánh Triết hay Thần Thánh Tiên Phật, cũng phải chịu trải qua những khảo thí gian lao, đau đớn vô vàn như gỗ đá phải chịu những nhát đục của điêu khắc gia.

Do đó, sự khảo thí là vô cùng cần thiết. Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy:

Đạo phải có thăng trầm khảo dượt

Mới lọc lừa kẻ rớt người hay

Nếu như thẳng tợ luống cày

Thì đâu cần mở Đạo Thầy mà chi.([10])

10. Đức Giáo Tông Đại Đạo nhắc lại trường hợp của các bậc Hiền Thánh khi xưa:

Những bậc vĩ nhân, những hàng Hiền Thánh, Tiên Phật, những nhà đại ái quốc, được rạng danh là sau khi hoàn thành sứ mạng, hoặc sau khi kết liễu đời mình, mới được mang danh ấy; còn hiện sinh, hành động đã gặp bao lúc gian lao khổ sở từ nội tâm đến ngoại cảnh, đã gặp biết bao nhiêu đối thủ tranh giành ảnh hưởng, hoặc tìm cách bôi lem để hạ uy tín, hoặc phản tuyên truyền để làm đối phương nhụt chí mà bỏ dở sự nghiệp đang lên.

Sở dĩ người xưa được hiển danh hậu thế là nhờ lòng kiên nhẫn, trì thủ, bình tĩnh trước mọi nghịch cảnh, mọi dư luận. Lấy dư lun xây dng để bồi bổ phương pháp hành sự. Lấy dư lun xuyên tc để kiểm điểm thận trọng mọi hành động cho chánh sách. Lấy dư lun chống đối để làm hãnh din cho chủ trương, lấy dư lun phá hoi để làm món quý giá tĩnh tâm mà hy sinh cho chí hướng và đường lối. Tất cả những s kin bên ngoài đưa đến, người xưa đã biết li dng nó mà làm thầy mình.([11])

11. Dù gian lao, dù khảo thí, nếu người sứ mạng hằng tin tưởng rằng mình luôn nhận được sự hộ trì của các Đấng thiêng liêng thì sẽ vượt qua được tất cả để vững vàng trên bước đường sứ mạng.

Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy:

Từng bước chân, từng vic làm cho đến mỗi tâm tư suy diễn đều được Thần Minh ứng trực. (. . .)

Hiện tại các chức vụ đương vi, dầu lớn dầu nhỏ, cũng đều là những sứ mạng được Đức Chí Tôn và Công Đồng Tam Giáo đặt để, do đó Thần Minh hết sức h trì không hề sơ sót. Thế nên, chư đ mui phải kính trng, thương yêu lẫn nhau vì Thiên mng, để Thần Minh cùng kính nể quyền pháp thế đo của chư đ mui.([12])

12. Đức Chí Tôn khuyến khích cho chúng ta an lòng trên bước đường tu hành đầy cam go thử thách:

Các con hữu duyên, hữu phước đắc ngộ Đạo Thầy thì phải biết trân trọng, chăm lo học tập. Dù khi gặp khảo trừng cũng không thối chí ngã lòng.

Các con vững tâm, bền chí tu tập thì Thầy sẽ bố điển tr duyên để các con có thêm dũng khí vượt qua trở ngại thử thách.([13])

Thầy nhắc các con luôn giữ sơ tâm thiết tha như lúc mới vào tu tìm cầu hc pp, các con nhất tâm, đừng lơ lãng, kẻo lc Đo, xa Thầy.

Các con sẽ vượt qua tất cả, nếu ý thức Thầy hằng ngự tâm trung. Phải luôn hiệp nhất cùng Thầy. Đó là chìa khóa để các con mở cửa giải thoát.([14])

*

Ước mong rằng mỗi người môn đệ Cao Đài chúng ta luôn khắc ghi lời dạy: Bất vong sơ tâm phương đắc thủy chung. Đừng quên tâm nguyện ban đầu, muốn đi đến cuối con đường đã chọn để đạt được thành công thì phải luôn nhớ tâm nguyện ban đầu, đừng làm việc gì cũng hứng thú nhất thời. Có như vậy chúng ta mới mong hoàn thành được sứ mạng tự độ độ tha để trở về cùng Thầy Mẹ.

Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy:

Lời đã dạy khá tua học kỹ

Tuy dạy người hàm ý dạy mình

Đạo Trời càng học càng tinh

Càng siêng nghiên cứu, càng kinh nghiệm nhiều.([15])

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo

30-8 Kỷ Hợi (Thứ Bảy 28-9-2019)

DIỆU NGUYÊN



([1]) Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 15-01 Đinh Mùi (23-02-1967).

([2]) Minh Lý Thánh Hội, 02-10 Quý Sửu (27-10-1973).

([3]) Thiên Lý Đàn, 15-12 Đinh Mùi (14-01-1968).

([4]) Thánh Truyền Trung Hưng, Huyền Hư Động, 15-8-1940.

([5]) Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24-6 Quý Mão (13-8-1963).

([6]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 30-12 Tân Hợi (14-02-1972).

([7]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 01-11 Nhâm Tý (06-12-1972).

([8]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 15-02 Ất Mão (27-3-1975).

([9]) Thánh tịnh ngọc Minh Đài, 10-5 Nhâm Tý (20-6-1972).

([10]) Hườn Cung Đàn, 23-12 Canh Tý (08-02-1961).

([11]) Thiên Lý Đàn, 23-3 Đinh Mùi (02-5-1967).

([12]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 15-7 Ất Sửu (30-8-1985).

([13]) Minh Khai Chiếu Minh Đàn, 14-4 Kỷ Hợi (18-5-2019).

([14]) Minh Khai Chiếu Minh Đàn, 18-6 Kỷ Hợi (20-7-2019).

([15]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 03-5 Bính Dần (09-6-1986).




2. CỘNG NGHIỆP / Diệu Nguyên


 

2. CỘNG NGHIỆP

Mọi sự việc xảy ra trên thế gian không phải ngẫu nhiên mà tất cả đều do luật nhân quả. Mỗi người, do nhân mình đã gieo phải chịu nhận lãnh cái quả riêng. Quả riêng của một người gọi là biệt nghiệp. Ngoài cái quả riêng ấy, cá nhân sống trong gia đình, xã hội, quốc gia, thế giới còn phải chia sẻ hay gánh chịu một phần cái quả chung của tập thể. Cái quả chung của nhiều người gọi là cộng nghiệp.

Do đó, ở Việt Nam, ông bà ta thuở xưa rất cẩn thận trong việc dựng vợ gả chồng cho con, nhất là các gia đình có truyền thống tu hành đạo đức. Các cụ luôn tìm hiểu xem gia đình thông gia tương lai có phải là gia đình đạo đức hay không. Cho dù gia đình ấy có giàu nứt đố đổ vách nhưng tài sản làm ra phi nghĩa, bất chánh, thì các cụ nhất định không chịu kết làm thông gia vì sợ con mình về làm dâu hay làm rể nhà ấy phải gánh chịu chung cộng nghiệp của họ. Sự thận trọng hữu lý này được người xưa đúc kết thành lời khuyên như sau: Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống.

Mỗi người còn phải gánh chịu cộng nghiệp của quốc gia và của toàn thế giới.

1. Đã đến lúc chúng sanh phải trả cộng nghiệp

Thời hạ nguơn mạt kiếp là lúc cộng nghiệp của nhân loại đang báo ứng rốt ráo và khốc liệt, bởi lẽ đây là thời kỳ cùng cuối của một đại chu kỳ tiến hóa của vũ trụ để lập lại trời mới đất mới. Đức Diêu T Kim Mẫu dạy:

Các con có biết chăng luật nhân quả vẫn luôn luôn tiến hành trong thời kỳ hạ nguơn mạt kiếp. Vạn linh sanh chúng đang đắm chìm trong lửa dục, trong biển khổ, trong tham vọng đỉnh chung, để rồi tất cả đều chịu sàng sảy đào thải.([1])

Đã có rất nhiều thánh giáo của Thiêng Liêng trong Tam Kỳ Phổ Độ cảnh báo trước về sự kiện chúng sanh hoàn cầu phải chịu chung cộng nghiệp trong thời hạ nguơn mạt kiếp. Đức Chí Tôn dạy:

Sanh linh luống chịu sầu than

Lại thêm động đất, thêm càng gớm ghê

Khi không rúng động tư bề

Chinh nghiêng lúc lắc, cửa nhà đổ xiêu

Sanh linh tuyệt mạng càng nhiều

Tường đè cột đập, chín chiều thiết tha

Cơ Trời phong vũ bất hòa

Càng sanh ôn dịch xảy ra khắp ngàn

Làm cho tuyệt mạng muôn vàn

Ngũ Lôi đả tử thêm càng kêu vang

Còn nhiều gươm súng thác oan

Thây phơi chật đất, máu tràn đầy sông

Sanh linh đồ thán khắp vòng

Hoàn cầu Âu Á cũng đồng nạn tai.([2])

Đức Thánh Trần Hưng Đạo dạy:

Cuộc đào thải vô cùng to lớn

Tối mặt mày, rùng rợn tâm can

Bịnh Trời pht ác trừ gian

Hoàng trùng, ôn dch, cơ hàn, binh đao.

Nạn nước lửa ào ào lan khắp

Họa phái phe, giai cấp tương tàn

Yêu ma đại náo trần gian

Tương xâm tương sát, oan oan tương cừu.([3])

Vào năm 1995, tại Minh Lý Thánh Hội, Đức Đông Phương Lão Tổ cho biết trước:

Cộng nghiệp của chúng sanh từ vô thỉ đến nay, trải qua nhiều đời vô số kiếp, dồn chứa thành núi lớn Tu Di([4])

(B)ốn biển năm châu ngửa nghiêng đảo lộn. Đất sụp chôn sống từng loạt. Nước dâng phủ ngập lôi cuốn sanh linh từng đoàn. Nắng thiêu vô số đồng bào. Ma vô thường bịnh tật lùa dắt đem đi. Bão tố, gió lớn xô đổ cả núi rừng, thành quách, đền đài…

Lời tiên tri của các Đấng thiêng liêng nay đã trở thành hiện thực.

Kể từ tháng 3-2020, cả thế giới nhân loại bắt đầu hứng chịu cơn đại dịch do virus Corona (Covid 19) gây ra, làm xáo trộn toàn cầu về mọi mặt chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, đời sống… Tính đến 15.30 giờ ngày 18-8-2020 đã có 22.067.280 ca nhiễm bệnh, 777.675 ca tử vong.

Ngoài đại dịch này ra, trong năm Canh Tý (2020), nhân loại còn phải hứng chịu biết bao nhiêu tai nạn khủng khiếp dồn dập: bão tố lũ lụt, sụp lở đất, tai nạn hàng không, nổ kho hóa chất, núi lửa phun trào, v.v…

Các thảm họa này trước đây đã từng xảy ra, nhưng dường như ngày nay càng lúc càng xảy ra thường xuyên hơn, hầu như cứ vài ngày chúng ta lại thấy một tin tức về những tai họa xảy ra cho con ngời. Chẳng hạn như vào ngày 04-8-2020 xảy ra vụ nổ ở Liban khiến hằng trăm người thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương, thì đến ba ngày sau lại xảy ra tai nạn hàng không: Máy bay Ấn Độ bị trượt đường băng gãy đôi làm cho 19 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Đức Đông Phương Lão Tổ dạy về ngày tận thế như sau:

Ngày tận thế là lúc trái đất phải chịu trọng hình. Sự phán xét toàn bộ trên hoàn cầu, sự hành phạt đền tội trả quả đã công khai. Vật hữu hình tan hoại đã đành, cho đến vật vô hình hồn ma bóng quế cũng ùa nhau mà lùng kiếm kẻ thù, oan oan tương báo, không mảy lông nào tránh lọt. Buổi rốt ngày cùng, ai nợ ai ơn, ai gây ai tạo, ai vay mượn, ai cướp đoạt, lường lận, đến lúc nầy cũng phải thanh toán cho xong. Luật nhơn quả, lẽ công bình, Trời Phật cũng không tư vị cho được. Nên kỳ tận thế nầy để cho bất cứ ai trên đời còn sống, cũng như chúng sanh bên kia thế giới vô hình, được họp mặt giữa nhau để đền ơn báo oán, thanh toán xong món nợ thân thù, oan ưng đã từng gây tạo…

Chúng sanh tạo nghiệp nào thì theo nghiệp nấy mà lãnh bản án đến pháp trường. Chết nước, chết lửa, chết vùi lấp, chết đao binh, hay chết loại hình nào tội án đã định. Sát kiếp bằng cách nào bất ngờ không thể biết, cũng gọi tử hình.([5])

Những tai nạn, chết chóc thời cộng nghiệp khiến con người thình lình phải trả nợ oan khiên, chẳng ai biết đâu mà né tránh. Quả đúng như Nguyễn Du bảo:

Ma đưa lối quỷ đem đường

Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.

Nguyên nhân nào khiến cho con người phải chịu cộng nghiệp nặng nề như vậy?

Đức Thánh Trần Hưng Đạo dạy:

Ôi! Kiếp nạn lâm đầu khốc liệt

Mà mấy người hiểu biết nguyên nhân

Bởi ai tai nạn rần rần

Do đâu nên nỗi tấm thân giày bừa

Bởi nghiệp chướng dư thừa nhiều kiếp

Bởi đồng chung cng nghiệp nhơn sanh

Bởi chưng ăn ở không lành

Hung hăng, hiểm đc hóa thành giờ đây.([6])

Đức Chí Tôn dạy:

Này các con ôi! Cuộc thế đã biến chuyển nhiều rồi đó, các con ôi! Lớp đao binh chiến ha, lớp ôn dch hoành hành, sanh linh sao khỏi bỏ thây nơi chiến địa, sanh linh sao khỏi ngậm ngùi mà xa lìa trần thế vì tật bịnh.

Cái khổ của chúng sanh là không biết vì nguyên nhân nào thân phải chu trăm cay ngàn đắng như vậy. Thầy và các Đấng đã báo trước cho các con cảnh điêu linh thống khổ sẽ xảy ra cho nhân loại, cũng bởi oan gia nghiệp chướng từ ngàn muôn năm trước, nay tích tụ lại đày ải con người.

Con ôi! Sinh vt là người anh em của nhơn loi nhưng sống gần nhân loại thì b nhân loi cướp đi thân xác để phc v nhu cầu nuôi sống thân sanh của con người nơi trần thế.([7])

Thật vậy, mỗi ngày, trên toàn thế giới có hơn 200 triệu động vật trên mặt đất bị giết chết để làm thực phẩm cho con người. Nếu cộng thêm động vật hoang dã và thủy sản thì có khoảng 3 tỷ động vật bị tàn sát mỗi ngày. Như vậy, trên toàn thế giới, hằng năm, có tất cả 72 tỷ động vật trên mặt đất bị giết hại và hơn 1.200 tỷ sinh vật biển bị giết hại để làm thực phẩm cho con người.

Tổ chức Mercy for Animals (Lòng từ bi thương xót động vật) đã thực hiện một tài liệu video có nhan đề tiếng Anh là From Farm to Fridge (Từ trang trại đến tủ lạnh) và được dịch sang tiếng Việt là Lò Sát Sinh Thời Nay. Video tài liệu này cho thấy sự tàn ác, man rợ của con người đối với các loài động vật. Qua đó, tổ chức Mercy for Animals kêu gọi con người trên khắp hành tinh hãy thương xót các sinh vật đáng thương mà chấm dứt việc ăn thịt động vật.

Nhà hoạt động vì quyền động vật Philip Wollen đã kêu gọi: “Hãy chung tay đưa động vật ra khỏi thực đơn và khỏi những địa ngục tra tấn (lò mổ, lò sát sinh). Hãy ủng hộ cho những đứa con của Mẹ Trái Đất không thể lên tiếng bảo vệ bản thân mình. Nếu như tường lò mổ trong suốt thì bạn sẽ không dám ăn thịt nữa.”

Xem video From Farm to Fridge rồi, mọi người hãy thương xót cho các loài động vật phải chịu đau đớn đến cùng cực để rồi phát tâm ăn chay. Những vị đã ăn chay trường thì xem để kêu gọi con cháu, người thân trong gia đình mình hãy có lòng lân mẫn xót thương các sanh linh kém tiến hóa hơn mình. Xem video này để thấy rằng bữa ăn của những người còn dùng thịt động vật chan đầy nước mắt, đẵm máu hồng và những nỗi uất hận của các loài động vật.

Kinh Sám Hối dạy:

Lòng trời đất thương đều muôn vật

Đức háo sanh Tiên Phật một màu

Thượng cầm hạ thú lao xao

Côn trùng thảo mộc, loài nào chẳng linh.

Nó cũng muốn như mình đặng sống

Nỡ lòng nào tuyệt giống dứt nòi

Bền công kinh sách xem coi

Vô can sát mạng, thiệt thòi rất oan.

Sấm Giảng Trung Giang ([8]) khuyên hãy ăn chay:

Thịt thà, xương máu tanh hôi

Cỏ cây, rau cải cũng rồi bữa ăn.

Đức từ bi thường hằng thể hiện

Không sát sanh lòng thiện ta còn

Lạt chay tuy chẳng ngọt ngon

Còn hơn thú vị cơm chan máu hồng.

Nghiệp sát sinh của loài người chính là nguyên nhân chủ yếu đưa đến cơ cộng nghiệp mà nhân loại ngày nay đang phải hứng chịu. Đức Chí Tôn dạy:

Bao nhiêu uất ức khổ đau, sinh loài đã chịu biết bao nhiêu lâu nay, giờ đã đến lúc các tư tưởng uất ức đó tụ lại để gieo oán, trả thù cho việc tàn ác của loài người.

Những mầm chủng tử từ những nỗi uất ức đó sinh ra, sẽ tác phát trên con người thì ôi thôi, nhân loài sao tránh khỏi. Thần Tiên thấy cũng chau mày nhưng không thể ra tay cứu giúp được vì đó là nhân quả.([9])

2. Làm thế nào để tránh được cộng nghiệp?

2.1. Phát hạnh bất sát sanh và lo tu niệm, bỏ dữ làm lành. Đức Chí Tôn dạy:

Chỉ có những người tu hành, phát hạnh bất sát sanh mới được Ơn Trên ra tay cứu giúp cho thoát qua tai kiếp này để ráng tầm tu thoát tục.([10])

Cuc đời nhiều nỗi tân toan

Phải lo tu nim mới an thân mình.

(. . .)

Thầy thương sanh chúng thiết tha

Muốn thi ân xá cho qua nạn hình

Nếu làm, mất cả công bình

Thiên cơ bất lu Thiên Đình pp linh

Nên Thầy giáng xuống tỏ tình

Khuyên con phải ráng cầu kinh của Thầy

Làm lành bỏ dữ từ đây

Ăn chay nim Pht có ngày thoát tai.([11])

Đức Thánh Trần Hưng Đạo dạy:

Chúng sanh biết dừng chơn tỉnh ngộ

Mới thoát nơi bể khổ trầm luân

Liền vào lạc cảnh đài xuân

Hồng ân ngày tháng vui mừng thảnh thơi.([12])

2.2. Người đạo đức tu hành theo chánh đạo luôn có được một khoảng trống an lành trong cơ cộng nghiệp. Đức Mẹ dạy:

Mẹ nhắc nhở các con giữ chánh tâm hành chánh đạo thì sẽ luôn luôn sẵn có một khoảng trống an lành sẵn dành cho các con trong cơ cộng nghiệp. Chỉ sợ các con thiếu đạo đức để hưởng khoảng trống đó mà thôi.([13])

2.3. Nếu phải chịu chết chung trong cơ cộng nghiệp, người thiện lành sẽ được siêu thoát thảnh thơi.

Trong một đàn cơ, vị nữ hướng đạo là Chưởng Quản Bạch Diệu Hoa (1923-2009) bạch với Đức Quan Âm Bồ Tát xin giải đáp thắc mắc như sau:

Và thảng như hiện trạng ngày nay cuộc chiến tranh nguyên tử rủi bùng nổ thình lình, như vậy những người có tham gia trong cuộc chiến hoặc những kẻ chủ động, hoặc những người đã gây tạo nhiều tội trọng thì việc thọ báo đã đành; nếu kẻ vô tội, người thiện đức hoặc người tu hành, hoặc chư vị Bồ Tát thọ thân hóa độ, rủi họ vướng phải họa lây thì có oan khúc chi cho họ chăng?

Đức Quan Âm Bồ Tát giải đáp:

(V)ào vòng hiểm họa chúng sanh đồng phải thọ nạn tập thể như vậy. Những kẻ nhiều tội ác thì tất phải thọ quả ác. Người lương thin th nn như vậy tức là th phước. Vì sao?

Vì những kẻ tội ác hiểm độc nếu chết là hiểm nạn, chết là khổ não, chết là thối hóa, chết là mất mạng, mất lộc, mất lợi, mất thân, mất thể.

Người hiền lương, sống thường tu tạo phước đức, chết là hủy khổ sanh lạc, chết là chuyển nữ sanh nam, bần khổ sanh phú quý; nếu tướng mạo thô ác xấu tật lại chuyển sanh tướng hảo, căn trí hạ liệt chuyển sanh nhà tôn quý, được gần gũi thiện nhân, học thông đạo lý thành bực đa văn.

Vậy lúc thọ hiểm nạn tuy đồng, chỉ dứt một tấc hơi khổ lạc đều khác hẳn, tất chẳng có gì là oan cả.([14])

3. Trách nhiệm của người tu trước cơ cộng nghiệp của chúng sanh

3.1. Người tu phải có tấm lòng từ bi lân mẫn, biết sẻ chia, cứu giúp nhơn sanh trong cơn cộng nghiệp khổ nạn tai ương. Đức Phục Đức Tôn Thánh dạy:

Trước cộng nghiệp của toàn dân, người khóc kẻ cười, người đau khổ kẻ vui sướng, không có chi là lạ, vì đã gọi là cộng nghiệp thì dầu muốn dầu không gì mọi người không ít thời nhiều cũng chịu trong vòng ảnh hưởng, chỉ khác nhau là do sự chi phối tác động của luật nhân quả. Tuy nhiên, cũng không nên chấp cứng vào lý do nhân quả mà bảo thủ ích kỷ riêng, mà thái đ của người đưc mnh danh là con tin của Thưng Đế hơn lúc nào hết phải nhìn thấy sự tuần tự vận hành của vũ trụ. Nhìn thấy đây không phải chỉ thấy rồi than thở bàn tính, v.v... mà phải mở lòng thông cảm trước nỗi đau khổ của mi người để thấy cái may duyên của chính mình hầu hưởng được câu “Tri túc tiện túc, tri nhàn tiện nhàn” và khi đã hòa đồng thông cảm với mọi người cần phải có mt hành đng thiết thc hơn bằng cách chia sẻ những gì mình có đưc từ miếng cơm manh áo. Người đưc mnh danh là con tin Thưng Đế không bao giờ s đói, s thiếu thốn. Có hai ta chia mt, có nhiều ta chia nhiều, nếu được thế thì đâu có hiện trạng xảy ra ngày nay. Đó cũng bắt nguồn từ sự mất quân bình, kẻ giàu sang không đoái hoài đến người nghèo khổ, chỉ ôm chầm tư hữu tham ô bên cạnh những người đói rét cơ hàn.

Tuy nhiên, người đã đưc ân phước Thưng Đế ban trao mà không biết chia sẻ ân phước của tình To Hóa đến với mi người thì Thưng Đế sẽ lấy li ân phước đó. Chư huynh đệ hãy suy tư tìm hiểu.([15])

3.2. Người tu góp phần vào việc làm giảm bớt nghiệp quả riêng và chung. Đức Quan Âm Bồ Tát dạy:

Đành rằng cộng nghiệp nhưng tất cả đều làm lành lánh dữ, biết tránh sự sanh sát giết hại lẫn nhau, biết sợ luật điều vay trả, thì cơ bảo tồn được luân động chở che, dù cộng nghiệp cũng không đến nỗi vào cơ sàng sảy.([16])

Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh dạy:

Nếu dân chúng nơi nào vô đạo ác tâm thì địa phương đó phải xảy ra biết bao nhiêu cảnh đảo điên tai ách, nào chiến họa binh đao, đạo tặc, thủy hỏa, hoàng trùng, ôn dịch tưng bừng óng dậy nhiễu hại dân sanh.

Nếu dân chúng biết hồi đầu hướng thiện, biết trọng đạo tâm, biết làm lành lánh dữ, biết tu niệm học hành đạo lý, thì hãy vẹt khoát những gì tối tăm đang che lấp đạo tâm để được sự cứu rỗi trong kỳ mạt kiếp.([17])

Hiểu luật cộng nghiệp, người tu Tam Kỳ Phổ Độ ý thức rằng không phải mình tu riêng cho mình, được chăng hay chớ; mà mình còn tu cho thành thật để tác động vào cơ tiến hóa, phụ giúp công việc của Ơn Trên trong thời hạ nguơn.

3.3. Đạo hữu các tôn giáo nếu đồng lòng hòa hợp thì có thể giải được cộng nghiệp của chúng sanh. Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy:

Giữa thời nhiễu nhương ly loạn, cuộc phân hóa trầm trọng của nhơn sanh đã thành trường sát kiếp. Chư môn sanh là những con người biết giác ngộ trước cảnh đen tối mờ mịt của trần gian, mới được Thượng Đế ban trao sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ, một sứ mạng chung cho dân tộc được chọn. Nếu toàn thể những người được đứng trong khuôn viên tôn giáo đạo đức đều đồng lòng hòa hợp lại trong tinh thần vô cố, vô chấp, vô ngã, vô công, vô danh thì có lo chi không giải được sự cộng nghiệp của chúng sanh, đem lại thanh bình an lạc chung cho thế giới nhân loại.([18])

3.4. Người tu thiền có thể hồi hướng điển lành để giải tỏa các luồng ác khí gây ra thiên tai. Đức Đông Phương Lão Tổ dạy:

Muốn chống thiên tai, sát kiếp, chỉ cần phát tâm công phu thiền định, tọa công ngồi tại đạo tràng mà phóng tinh thần, gieo rải thiện duyên kết hợp với huyền linh ân điển xua đẩy sát khí. Tư tưởng càng mãnh liệt, hung sát tự khắc thối lui. Thiền định càng thâm, càng giải phóng cứu người càng dễ. (. . .)

Trong lúc tai biến, động loạn xáo trộn trên hoàn cầu, là một cơ hội cho đạo hữu phát tâm, gieo tư tưởng sự sống tình thương đến những nơi có tai biến. Kết quả rất lớn mà tiến đạo rất mau. Tu một lúc cũng bằng tu trọn đời. Dầu tu trọn đời mà không gặp cơ duyên, cũng không bằng tu một ngày có cơ hội.

Con người có Phật tâm, đạo đức, trông thấy cảnh lầm than liền động lòng thương xót, đâu như chai đá mà chẳng thấy khổ tâm. Đo hữu chuyên cần công phu tu hc thiền đnh, to mt bầu ho khí thái hòa chở che cho Thánh Hội, cho đo tràng, cho thân, cho xứ sở. Đó là công đức tăng cường nghị lực, làm chủ nội ma ngoại chướng. Khí lực được dồi dào, tinh thần minh mẫn, sức khỏe gia tăng, lập chí dẻo dai, nhiều ngày nhiều tháng lo không thành Phật được sao? ([19])

Tóm lại, qua lời dạy của các Đấng thiêng liêng, chúng ta hiểu được rằng nhân loại đang trải qua thời kỳ trả quả chung hay cũng gọi là cộng nghiệp do những nghiệp ác sát sanh từ bao nhiêu đời kết tụ lại. Tuy nhiên, nếu con người biết phát hạnh bất sát sanh, hồi tâm hướng thiện lo tu niệm, làm lành lánh dữ thì vẫn có thể làm giảm bớt cộng nghiệp chúng sanh. Đặc biệt, người chơn tu có được một khoảng trống an lành và phải có trách nhiệm cứu độ chúng sanh đang chịu khổ nạn trong cơ cộng nghiệp, nhất là các tịnh sĩ thực hành công phu tham thiền tịnh định lại có khả năng cứu người càng hữu hiệu.

Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy chúng ta một phương pháp hữu hiệu để chấm dứt mọi tai họa thảm sầu:

Khổ nạn lan tràn khắp đó đây

Đốt thiêu nhơn loại khổ dường này

Dầu đem hết nước nơi sông biển

Khó tắt lửa lòng kết họa tai.

Họa tai muốn dứt khó chi đâu

Thần lực riêng ai cũng nhiệm mầu

Hãy hướng nội tâm mà sử dụng

Tìm nguồn pháp thủy giải ưu sầu.([20])

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo

29-6 Canh Tý (Thứ Ba 18-8-2020)

DIỆU NGUYÊN



([1]) Thiên Lý Đàn, 29-12 rạng 01-01 Canh Tuất (05-02-1970).

([2]) Cao Sĩ Tấn (kết tập), Chơn Lý Hiệp Tuyển. Bốn tập. Sài Gòn: xb theo giấy phép số 195-TXB ngày 25-3-1954.

([3]) Trung Hưng Bửu Tòa, 09-01 Giáp Dần (31-01-1974).

([4]) Có ý kiến giải thích rằng núi Tu Di là một biểu tượng, tượng trưng cho sự to lớn, vĩ đại. Cũng như trong kinh Phật hay dùng thuật ngữ cát sông Hằng (hằng hà sa số) để chỉ về số nhiều, không thể đếm xuể.

([5]) Minh Lý Thánh Hội, 22-6 Ất Hợi (19-7-1995).

([6]) Trung Hưng Bửu Tòa, 09-01 Giáp Dần (31-01-1974).

([7]) Bảo Châu Thiên Lý Cảnh, 27-4-2009.

([8]) Sấm Giảng Trung Giang, Pháp Chủ Huỳnh Đạo thuyết (Xuân Đinh Mùi, 1967). Châu Đốc: Hội Thánh Nhị Giang, Tòa Thánh Bửu Sơn, Cẩm Sơn, Tri Tôn.

([9]) Bảo Châu Thiên Lý Cảnh, 27-4-2009.

([10]) Bảo Châu Thiên Lý Cảnh, 27-4-2009.

([11]) Cao Sĩ Tấn (kết tập), Chơn Lý Hiệp Tuyển. Bốn tập. Sài Gòn: xb theo giấy phép số 195-TXB ngày 25-3-1954.

([12]) Trung Hưng Bửu Tòa, 09-01 Giáp Dần (31-01-1974).

([13]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 13-8 Kỷ Mùi (03-10-1979).

([14]) Pháp Bảo Tâm Kinh. California: Nxb Tam Giáo Đồng Nguyên, 2009, tr. 26, 32-33.

([15]) Vĩnh Nguyên Tự, 01-7 Đinh Tỵ (15-8-1977).

([16]) Vĩnh Nguyên Tự, 03-01 Giáp Dần (25-01-1974).

([17]) Vĩnh Nguyên Tự, 27-01 Ất Mão (09-3-1975).

([18]) Minh Lý Thánh Hội, 04-01 Ất Mão (14-02-1975).

([19]) Minh Lý Thánh Hội, 22-6 Ất Hợi (19-7-1995).

([20]) Vĩnh Nguyên Tự, 15-3 Ất Mão (26-4-1975).