Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

7. LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA HỘI YẾN BÀN ĐÀO DIÊU TRÌ CUNG / Diệu Nguyên


 

7. LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA

HỘI YẾN BÀN ĐÀO DIÊU TRÌ CUNG

Hằng năm, cứ đến ngày trung thu (rằm tháng 8), hầu hết các Hội Thánh, thánh thất, thánh tịnh trong đạo Cao Đài đều trân trọng thiết đại lễ Vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu và Hội Yến Bàn Đào kính dâng Đức Mẹ cùng Cửu vị Tiên Nương. Lịch sử Hội Yến Bàn Đào Diêu Trì Cung có từ khi nào?

I. LỊCH SỬ HỘI YẾN BÀN ĐÀO DIÊU TRÌ CUNG

Từ rất xa xưa, trong kinh sách của đạo Lão cũng như trong các tích truyện (Thất Chân Nhơn Quả, Tây Du Ký…) đều có ghi rằng trên thượng giới có vườn đào tiên của Đức Tây Vương Mẫu, cứ mỗi ba ngàn năm mới có trái chín. Lúc bấy giờ, Đức Diêu Trì Kim Mẫu tổ chức Hội Yến Bàn Đào để đãi chư Phật Tiên Thánh Thần, đặc biệt là để ban thưởng cho các vị Tiên mới đắc đạo. Mỗi khi Hội Yến, càng có nhiều vị Tiên mới đắc, Đức Mẹ càng thêm vui lòng đẹp dạ.

Truyện Tây Du Ký, Hồi Thứ Năm, kể rằng Tề Thiên Đại Thánh (Tôn Ngộ Không) trên Thiên Đình không có việc chi làm nên một hôm Đức Thượng Đế mới giao cho Tôn Đại Thánh trông coi vườn đào tiên. Sau khi nhận nhiệm vụ, Tề Thiên liền đi đến vườn đào xem xét. Sau khi đi coi khắp hết, Tề Thiên hỏi vị Thổ Địa giữ vườn xem khu vườn có cả thảy bao nhiêu cây đào. Thổ Ðịa thưa:

“Nội vườn cộng hết thảy là ba ngàn sáu trăm cây. Phía trước một ngàn hai trăm cây bông trái nhỏ, ba ngàn năm mới chín một kỳ. Ăn nó thì thành Tiên, nhẹ mình mà thêm sức. Còn giữa vườn một ngàn hai trăm cây, bông trái có từng, trái ngọt lắm, sáu ngàn năm mới chín một kỳ. Ăn nó thì bay như chim mà trường sinh bất lão. Còn phía sau một ngàn hai trăm cây, chín ngàn năm mới chín một kỳ, trái có gân màu tía, nhỏ hột hơn hết. Ăn nó thì sống bằng trời đất.

“Ba ngàn năm chín một thứ, hái hai giỏ, hội nhỏ. Sáu ngàn năm chín một thứ nữa, hái hai thứ đặng sáu giỏ thì hội trung. Đến chín ngàn năm chín một thứ nữa, đặng bảy giỏ nên chín ngàn năm thì đại hội.”

Ngày nay, trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Mẹ cho biết:

Đào tiên kết tụ khí tiên thiên

Trải chín ngàn năm mới đủ duyên

Hương vị thấm vào thân bất lão

Nhẹ nhàng thanh thoát hội quần Tiên.([1])

Truyện Thất Chân Nhơn Quả, Hồi Thứ Hai Mươi Chín, kể rằng bảy vị đạo sĩ tu hành đắc đạo (Thất Chân) được trở về Bạch Ngọc Kinh triều kiến Đức Chí Tôn và được Đức Chí Tôn sắc phong phẩm vị, trong đó có Ngài Khưu Trường Xuân tu hành gian nan khổ hạnh bậc nhất nên đứng đầu với phẩm vị là Thiên Tiên Trạng Nguyên, Tử Phủ Tuyển Tiên, Thượng Phẩm Toàn Chân Giáo Chủ, Thần Hóa Minh Ứng Chủ Giáo Chân Quân.

Đến kỳ Hội Yến Bàn Đào, Đức Đông Hoa Đế Quân dẫn các vị Chơn Tiên mới thọ phong cùng đến Diêu Trì Cung phó hội. Khung cảnh Hội Yến được mô tả như sau: Nhiều Tiên Đồng rót rượu, vô số Tiên Nữ nâng bình. Vài chục Tiên Đồng tay cầm sào trúc đỏ tía và lẵng, bay lên cây đào hái quả. Phút chốc, đào đựng đầy lẵng, một số Tiên chuyển đào cho nhau. Trái đào lớn nhất được dâng lên Thiên Tôn Đại Thánh, kế đó dâng đào lên Đại La Kim Tiên Tam Giới Chính Thần, rồi đào được dâng cho nhân viên và quyến thuộc của Bồng Đảo Tản Tiên Thị Vệ.([2])

Sách có lời bình luận như sau:

Đào này ăn không phải dễ. Phải là người tu hành thì mới ăn được. Người đời sau muốn ăn được đào tiên thì nên tu hành gian khổ như Thất Chân. Tu hành đắc đạo thì thành Tiên. Hễ tham bái Diêu Trì thì Vương Mẫu tặng cho đào tiên. Ăn một trái sống ngàn năm, sống mãi không già.([3])

Quả thật, tu hành không phải dễ, Ngài Khưu Trường Xuân đã kể lại quá trình tu hành khổ hạnh của mình:

Phải chịu đựng đói khát, nhẫn nhịn sỉ nhục, áo không kín thân, cơm không đầy miệng, ngày hai bữa không trọn, đêm khó ngủ một giấc, chẳng ngày nào mà không bị người ghét mắng, biết bao lần bị người lăng nhục. Nói ra xót lòng, nghe cũng lạnh mật.([4])

Người xưa phải tu hành khổ hạnh như thế mới được đắc vị dự Yến Bàn Đào. Thế mà ngày nay, trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn lại cho phép hàng môn đệ Cao Đài hằng năm đều được dự Yến Bàn Đào cùng Đức Mẹ, Cửu Vị Tiên Nương và chư Phật Tiên Thánh Thần ngay tại cõi thế gian này.

Về nguồn gốc lịch sử Hội Yến Bàn Đào trong đạo Cao Đài, sử Đạo chép: Đêm mùng 8 tháng 8 Ất Sửu (25-9-1925), Đức AĂÂ giáng đàn dạy ba vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang (lúc bấy giờ thường xây bàn tiếp xúc với thần linh nơi cõi vô hình) chuẩn bị thiết một lễ chay để cầu thỉnh Đức Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương giáng lâm vào đêm trung thu. Theo lời hướng dẫn của Đức Thất Nương Tiên Nữ, ba vị đã giữ trai giới ba ngày trước lễ Hội Yến với chư Thiên, được tổ chức tại tư gia Ngài Cao Quỳnh Cư vào đêm 14 rạng rằm tháng 8 Ất Sửu. Việc chuẩn bị cuộc lễ được kể lại như sau:

(L)ập bàn hương án, chưng những hoa thơm, xông trầm trọn ngày (nhà không tiếp khách nào hết).([5])

Sắp tiệc ấy do tay bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Hiếu vâng mạng lịnh tạo thành một tiệc, trên bàn thờ Phật Mẫu, ở dưới sắp chín cái ghế cũng như có người ngồi vậy. Chén, đũa, muỗng, dĩa, bất kỳ cái gì cũng giống như đãi người hữu hình vậy; duy có ba người xác thịt là Thượng Sanh, Thượng Phẩm, Hộ Pháp.([6])

Đến giờ Tý ngày rằm, sau khi lên nhang đèn quỳ lạy thành kỉnh, quý vị thiết đàn dùng đại ngọc cơ. Chư Thiên giáng lâm chào mừng.

Tạm xả đàn, như đã được Thất Nương hướng dẫn trước, ba vị đồng hiến lễ. Tiếp đó, ba vị ngâm ba bài thơ đã chuẩn bị sẵn, kính dâng lên Đức Diêu Trì và Cửu Vị Tiên Nương.

Bước vào phần tiệc, ba vị được phép sắp thêm ba chiếc ghế ngồi phía sau, trong lúc ấy bà Nguyễn Thị Hương (Hương Hiếu) hầu tiếp chư Thiên. Bà trịnh trọng dâng lễ lên Đức Diêu Trì Kim Mẫu, tiếp đến hiến lễ phẩm mời từng vị Tiên Nương…

Sau phần dâng lễ, chư vị lập đàn tái cầu. Theo lời hứa trước, bốn vị Tiên Nương (Nhất Nương, Lục Nương, Thất Nương, và Bát Nương) giáng cơ tặng bốn bài thơ.

Do sự kiện lịch sử này, hằng năm vào ngày rằm tháng 8 (trung thu), lễ Hội Yến Diêu Trì (còn được gọi là Hội Yến Bàn Đào) được hàng môn đệ Cao Đài tổ chức trọng thể.

Về sau này, trong buổi Hội Yến còn có phần ngâm thơ hầu Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương. Các bài thài hiến lễ Cửu Vị Tiên Nương đều do các Ngài giáng cơ ban cho. Mỗi bài được bắt đầu bằng tên của các Ngài lúc giáng trần tại Việt Nam. Ví dụ:

- Bài thài hiến lễ Đức Nhứt Nương:

HOA thu ủ như màu thẹn nguyệt

Giữa thu ba e tuyết đông về

Non sông trải cánh tiên lòe

Mượn câu thi hứng vui đề chào nhau.

Chú: Khi giáng trần tại Việt Nam, Ngài có tên là Hoàng Thiều Hoa, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng.

- Bài thài hiến lễ Đức Lục Nương:

HU ngào ngạt đưa hơi vò dịu

Đứng tài ba chẳng thiếu tư phong

Nương mây như thả cánh hồng

Tiêu diêu phất phướn cõi tòng đưa Tiên.

Chú: Khi giáng trần tại Việt Nam, Ngài có tên là Hồ Thị Huệ, phối nhứt của vua Minh Mạng triều Nguyễn, mẹ của vua Thiệu Trị.)

Về sau, tại thánh tịnh Ngọc Linh,([7]) vào ngày 04-12 Kỷ Hợi (02-01-1960), Đức Thái Thượng Đạo Tổ đã ban cho chín bài thài hiến lễ Cửu Vị Tiên Nương, và Ngài dạy:

(H)ôm nay Thầy ban cho các con chín bài thài ấy. Các con để ý mà hiểu phận sự một vị Nữ Phật trên Diêu Cung. Thầy cũng nương dịp này mà dạy đạo cho các con đó. Các con cũng nên biết rằng, Chín Vị Nữ Phật cũng có kẻ văn người võ.

ĐỆ NHỨT NƯƠNG

Cầm bạch hổ Thiên Vương kính nể

Tróc thanh long Thái Tuế kiêng tài

Tiếng vang khắp cảnh Bồng Lai

Tiên phong hộ giá Diêu Đài Mẫu Nghi

Mây luống thẹn thua vì nước tóc

Tuyết vẫn hờn đã kém màu da

Đức lành phục quỷ hàng ma

Gương linh giọi xuống Đài Hoa hộ thần.

Đ Nhứt Nương đi tiên phuông hộ giá Đức Mẹ, võ nghệ cao cường khiến cho Thiên Vương, Thái Tuế phải kính nể, kiêng tài. Ngài lại có sắc đẹp tuyệt trần với nước tóc màu da làm cho mây thẹn, tuyết hờn. Đức lành của Ngài trùm khắp khiến cho quỷ phục thần khâm. Trong một kiếp giáng trần ở Việt Nam, Ngài có tên là Hoàng Thiều Hoa, một vị nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng.

ĐỆ NHỊ NƯƠNG

Chấp ngọc kích rạng phần cân quắc

Kỵ kim loan xứng mặt anh thư

Hoa nhan lạc nhạn trầm ngư

Diêu Cung nổi tiếng nhơn từ quán quân

Thừa lịnh Mẹ chuyển phân sắc chỉ

Chưởng văn phòng xử lý nghiêm trang

Đức tài gồm được vẹn toàn

Thước thần chiếu điển bảo toàn Đài Hoa.

Đ Nh Nương là một bậc cân quắc anh thư. Ngài sử dụng ngọc kích, cỡi chim loan vàng, có sắc đẹp chim sa cá lặn và đặc biệt là nổi tiếng nhân từ. Nơi Diêu Cung, Ngài phụ trách các công việc văn phòng rất mực nghiêm trang. Trong một kiếp giáng trần, Nhị Nương làm Bà Chúa xứ Chân Lạp, phương danh là Cẩm Tú.

ĐỆ TAM NƯƠNG

Văn chương tợ hoa cài gấm vóc

Phú thi dường nhả ngọc phun châu

Nổi danh tài đức kim lâu

Dựa bên trướng phụng chực chầu Mẫu Nghi

Tay chấp chưởng huyền vi cơ pháp

Trước Hoa Đài quy nạp linh căn

Ấn son kiểm ký văn bằng

Cấp cho linh chưởng liên đăng Thiên Đường.

Đ Tam Nương có biệt tài văn chương thi phú. Nơi Diêu Cung, Ngài thường túc trực hầu bên cạnh Đức Mẹ, có nhiệm vụ đóng ấn son vào văn bằng cấp cho các linh hồn được lên Thiên Đường. Ngài có biệt danh là Kim Tuyến vì Ngài chỉ mặc áo trắng viền kim tuyến. Khi xưa, Tam Nương hiển linh hiện xuống chỉ dẫn Chúa Nguyễn nơi đóng đô, lập kinh thành Huế. Chúa Nguyễn nhớ ơn, lập chùa Thiên Mụ thờ phụng.

ĐỆ TỨ NƯƠNG

Vẻ xuân sắc hoa nhường nguyệt thẹn

Nét thu ba cá lặn chim sa

Cổ lai học bác tài xa

Dương cầm tay ngọc phổ hòa diệu âm

Trên Diêu Điện thanh tâm chí luyện

Giữ trách phần thiết Yến Đào ban

Hoa Đài tùy giá Mẫu Hoàng

Không trung chiếu ánh tường quang bảo tồn.

Đ Tứ Nương vừa có sắc đẹp chim sa cá lặn, vừa có học thức bác thông kim cổ, lại vừa có tài năng về âm nhạc. Trên Diêu Điện, Ngài phụ trách việc thiết Yến Bàn Đào cùng với biệt tài dùng tiếng đàn dương cầm mà cứu độ vạn linh. Trong một kiếp giáng trần ở Việt Nam vào thời Trịnh-Nguyễn, Đệ Tứ Nương có tên là Lê Ngọc Gấm, chính là tiền kiếp của Hồng Hà Nữ Sĩ (Đoàn Thị Điểm).

ĐỆ NGŨ NƯƠNG

Nắm phủ việt kim môn túc trực

Gót sen hòa chín bực đài mây

Mẫu kỳ lướt gió tung bay

Trung quân hộ giá Vương Tây lâm trần

Vẻ cương quyết đượm phần anh kiệt

Tấm can trường lẫm liệt oai phong

Tung ra thất nhị huyền công

Phép mầu bao phủ bố phòng Đài Hoa.

Đ Ngũ Nương với vẻ oai phong lẫm liệt của một bậc anh thư, Ngài luôn đi giữa (trung quân) hộ giá Đức Mẹ với thất thập nhị huyền công. Ngài chính là Công Chúa Liễu Hạnh, được thờ ở đền Sòng, Thanh Hóa. Thành phố Huế cũng có đền thờ Ngài ở điện Hòn Chén.

ĐỆ LỤC NƯƠNG

Đứng trước bến Ngân Hà phất phướn

Tiếp dẫn đoàn linh chưởng hồi nguyên

Dắt đem đến cửa cung Tiên

Đem vào chầu Đức Mẫu Thiên Diêu Trì

Đài Hoa hội trường thi linh chưởng

Mở lòng từ đoái tưởng linh căn

Điển linh chiếu xuống muôn lằn

Dắt dìu hết đám linh căn ly trần.

Đ Lc Nương có lòng nhân từ đoái tưởng dìu dắt các linh căn thoát trần và có nhiệm vụ tiếp dẫn những chơn linh hồi nguyên vị để đưa vào chầu Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Trước kia, Ngài giáng trần ở nước Pháp, là Thánh Nữ Jeanne d'Arc (1412-1431), một vị nữ anh hùng cứu nguy nước Pháp trong cuộc chiến tranh trăm năm với nước Anh. Ngài có một kiếp giáng trần tại Việt Nam, là cô Hồ Thị Huệ (ở Biên Hòa), được chọn làm phối nhứt của vua Minh Mạng, sinh ra vua Thiệu Trị được mười ba ngày thì quy thiên.

ĐỆ THẤT NƯƠNG

Tay chấp chưởng ghi đời sinh tử

Trên Diêu Đài Phật Nữ hoài mong

Linh căn đọa lạc trần hồng

Thoát ly thế tục Tiên Cung quy hồi

Miệng đã thốt những lời châu ngọc

Mở lượng từ đùm bọc chở che

Hoa Đài theo Mẹ cùng về

Điển linh giọi khắp bốn bề hộ linh.

Đ Thất Nương có nhiệm vụ hướng dẫn các chơn linh còn bị đọa lạc nơi trần gian thoát ly thế tục trở về Tiên Cung. Ngài lãnh sứ mạng tiên phong trong việc khai mở nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ngài là vị Tiên Nữ đầu tiên giáng đàn thuở còn xây bàn tại Sài Gòn, dùng thơ phú để dẫn dắt các môn đệ đầu tiên của Đức Cao Đài (sau các vị trở thành Tiền Khai Đại Đạo). Trong một kiếp giáng trần gần đây nhất, Ngài tên là Vương Thị Lễ, sinh năm 1900, con của ông Vương Quan Trân, anh ruột Ngài Vương Quan Kỳ.

ĐỆ BÁT NƯƠNG

Đờn tỳ bà tay Tiên phổ biến

Tại Diêu Đài khoát tiếng thanh âm

Gọi kêu linh chưởng lạc lầm

Kíp mau về cõi huyền thâm kịp kỳ

Trên mở lượng từ bi bảo hộ

Đã quyết lòng cứu độ chơn linh

Tay lành chống chiếc thuyền linh

Độ người thế tục Diêu Đình hồi quy.

Đ Bát Nương thường dùng tiếng đờn tỳ bà để gọi kêu các linh chưởng còn mê lầm nơi trần thế giác ngộ quay về cung Diêu Trì. Ngài giáng trần ở Trung Hoa vào thời Tiền Hán, có tên là Hớn Liên Bạch. Sau đó, Ngài giáng trần ở Việt Nam, tên là Hồ Thị, là một nữ tướng tài ba của Hai Bà Trưng.

ĐỆ CỬU NƯƠNG

Cặp song kiếm thư hùng chiếu khí

Để mở cơ huyền bí độ đời

Khí thiêng bao phủ khắp nơi

Tìm người ngộ cảnh luân vơi dắt dìu

Trên Thiên Cung đã nhiều công cả

Chưởng hậu quân hộ giá Mẫu Hoàng

Nữ hùng tiết tháo tiếng vang

Hoa Đài chiếu điển hồng quang hộ trì.

Đ Cửu Nương là bậc nữ hùng luôn đi sau cùng (hậu quân) hộ giá Đức Mẹ. Trong một kiếp giáng trần gần đây nhất, Ngài có tên là Cao Thị Khiết, sinh năm 1895 tại Bạc Liêu, là con út (thứ chín) trong gia đình; người anh ruột thứ sáu là Đức Cao Triều Phát.

Vào đêm 14-8 Bính Thìn (07-9-1976), Đức Vân Hương Thánh Mẫu giáng đàn tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam dạy cách thiết lễ Hội Yến Bàn Đào đêm trung thu. Theo đó thì nghi lễ này được lập sau khi cúng đại đàn. Ngoài bàn lễ Cửu Vị Tiên Nương với đầy đủ hương đăng, trà rượu, hoa quả, còn có một bàn đại yến trải dài ngay giữa chánh điện trên nền một tấm thảm xanh thay cho bàn ghế. Trên thảm cũng có đầy đủ hương đăng, trà rượu, hoa quả, bánh mứt để đãi chư Phật, Tiên, Thánh, Thần cùng chư Chơn linh phụ mẫu đã tu hành đắc vị.

Như trên đã trình bày, Hội Yến Bàn Đào Diêu Trì Cung trên Thiên Đình phải mấy ngàn năm mới được tổ chức một kỳ để Thầy Mẹ ban thưởng cho các chơn linh tu hành đắc vị Phật Tiên. Thế mà ngày nay, trong Kỳ Ba đại ân xá, kể từ năm Ất Sửu (1925), khi khai mở nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu đã ban ơn cho con cái nơi cõi hồng trần này được dự Yến Bàn Đào cùng Đức Mẹ và chư Tiên Phật hằng năm vào đêm trung thu (rằm tháng 8).

Vì sao vậy? Ắt hẳn Hội Yến Bàn Đào nơi cõi thế gian trong Kỳ Ba đại ân xá này phải có một ý nghĩa mầu nhiệm nào đó.

II. Ý NGHĨA MẦU NHIỆM CỦA HỘI YẾN BÀN ĐÀO TẠI THẾ GIAN TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

1. Hội Yến Bàn Đào thể hiện đức từ bi vô lượng của Đấng Từ Phụ và Đấng Từ Mẫu đối với con cái phàm trần trong kỳ mạt kiếp và cũng thể hiện tính đại ân xá Kỳ Ba của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Đức Mẹ dạy:

Con nhớ quả đào Tiên thuở trước

Mấy nghìn năm mới được một kỳ

Bàn Đào đãi giữa trường thi

Phật Tiên Thần Thánh đồng quy đồng hành.([8])

Đặc ân hay tính đại ân xá trong Tam Kỳ Phổ Độ thể hiện qua việc các thí sinh ngay trong lúc đang dự trường thi công quả, công trình, công phu lại được ban ơn cho dự Yến Bàn Đào cùng Đức Mẹ và chư Phật Tiên Thần Thánh. Đức Từ Phụ và Đức Từ Mẫu muốn dụng hình thức để gây ý thức. Hình thức Hội Yến Bàn Đào nơi thế gian nhằm gây ý thức cho thí sinh không ngừng cố gắng tiến tu, quyết chí thi đậu để được thực sự dự Yến Bàn Đào nơi Tiên cảnh.

2. Hội Yến Bàn Đào nhắc nhở các bậc nguyên nhân ý thức về nguồn cội thiêng liêng của mình.

Đức Mẹ dạy:

Hội Yến Bàn Đào quả tốt xinh

Thương con Mẹ bố phép huyền linh

Cho con th hưởng khuây lòng tc

Nhớ đến căn xưa chốn Ngọc Đình.([9])

Hỡi con trẻ Cung Son có nhớ

Chốn Diêu Cung trẻ nỡ quên sao?

Dẫu khi mang sứ mng vào

Dẫu khi bị đa trần lao đền bù

Thì cũng nhớ mùa thu năm ấy

Mẹ dặn dò con hãy ghi lòng

Vào đời đ chúng lập công

Rồi quày trở lại hiệp cùng Mẹ con.([10])

Mỗi nguyên nhân vào đời đều mang mể một sứ mạng thiêng liêng chứ nào phải để nhàn du hay tận hưởng cuộc sống vật chất thế gian. Thế nên Hội Yến Bàn Đào là để nhắc nhở các nguyên nhân sứ mạng gánh đạo vào đời thức tỉnh nhơn sanh.

Đức Mẹ dạy:

Hội Yến để nhớ con còn sứ mng

Là Thiên ân gánh đo bước vào đời

Thức tỉnh người trong biển khổ chơi vơi

Sống cõi tạm cuộc đời sớm tối.([11])

3. Thể hiện nguyên lý Thiên nhơn hiệp nhứt trong cơ cứu độ Kỳ Ba của Đức Thượng Đế.

Đức Mẹ dạy:

Hỡi các con, Mẹ dụng tiếng Hội Yến Diêu Trì là tượng trưng cho mùa đào tiên kết trái, và chư Thần Thánh Tiên Phật đến trần dự yến cùng các con là hòa hợp hai cõi sắc không đồng th lãnh sứ mng hoằng dương chánh pháp phổ độ Kỳ Ba.([12])

4. Hội Yến Bàn Đào nơi thế gian trong Tam Kỳ Phổ Độ là một bí pháp giúp cho vạn linh giác ngộ, tu hành đắc quả.

Có lần Đức Vân Hương Thánh Mẫu hỏi:

Mấy mươi thu qua, chư Thiên ân và các em được trực tiếp linh cơ, học lời thánh huấn và thọ hưởng hồng ân dự Yến Bàn Đào cùng các hàng Tiên Phật. (. . .) Thế chư Thiên ân và các em có nghĩ gì khi được dự Yến Bàn Đào không? Có thấy được giá trị của quả ngon rượu ngọt không?

Nếu các em có những ý nghĩ về giá trị của quả ngon ngọt, trong đó có ý nghĩa trị bịnh, được phước, v.v… thường lắm, các em ạ! Mà nó phải có những ý nghĩa mà tất cả các em phải thấu triệt giá trị đương vi.([13])

Từ lời dạy của Đức Vân Hương Thánh Mẫu, chúng ta suy nghĩ, tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc nhiệm mầu để thấu triệt lẽ huyền vi của Yến Bàn Đào, đó chính là bí pháp Mẹ trao.

Bí pháp là cái pháp hay cái phép huyền bí nhiệm mầu mà Đức Chí Tôn, Đức Từ Mẫu đã ban cho con cái mỗi khi dự Yến Bàn Đào để giúp con cái giác ngộ, tu hành đắc quả.

Đức Mẹ dạy:

M Hội Yến ban trao bí pháp

Gi Bàn Đào thu nạp vn sanh

Lòng con nếu thật chí thành

Thương đời cứu khổ quên mình, con nghe.([14])

Đức Quan Âm Bồ Tát dạy:

Đại Hội Yến Bàn Đào là phép nhiệm mầu từ Ngôi Vô Cực hiện bày thật tướng để cứu độ vạn linh.([15])

Bí pháp hay phép nhiệm mầu ấy là chi?

Cứ mỗi lần dự Yến Bàn Đào cùng Đức Mẹ, Cửu Vị Tiên Nương và chư Phật Tiên Thánh Thần là mỗi lần chúng ta được tiếp nhận nguồn ân điển thiêng liêng giúp chúng ta thân tâm mát mẻ, đạo tâm thêm phấn chấn để tinh tấn trên bước đường lập đức tu công hầu sớm trở về hội hiệp cùng Đức Phật Mẫu, thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Thật vậy, Đức Mẹ dạy:

Mỗi độ thu sang là mỗi lần các con hội hiệp cùng nhau thiết lễ trung thu hiến dâng cho Mẹ. Mẹ rất vui chứng lòng thành của các con. Dầu hoa quả ở cõi phàm trần, nhưng các con đã hái từ cội đào tiên đang kết quả đơm hoa trên mảnh tâm điền thiện mỹ của các con. Mẹ sẽ cho chư Phật Nữ, Tiên Nương đem hiến dâng lên Đức Chí Tôn Từ Phụ để đãi Chư Phật Tiên Thánh Thần cho các con được hưởng nhờ ân phước. Đồng thời Mẹ tưởng thưởng lòng từ bi bác ái, chung hòa đoàn kết của các con trong niên trình hành đạo. M ban ơn lành cho các hoa quả trong Yến Bàn Đào giờ này sẽ trở thành những trái pp để ngày mai các con đem chia sớt nhau lớn nhỏ đồng đều, và bảo với chúng y để tâm chí thành dùng đó làm s cứu cánh cho thân tâm được nh nhàng vui vẻ, hướng thin làm lành.([16])

Nay các trẻ đào tiên quả tục

Mẹ ban vào hạnh phúc tương lai

Để con giữa chốn trần ai

Tu tâm luyện tánh Diêu Đài trùng hoan.([17])

Mẹ dạy con chí thành ghi nhớ

Trước và sau nhắc nhở học hành

Bàn Đào Hi Yến đêm thanh

Mẹ cùng Tiên Pht ân lành bố ban.

Cho các con hòa chan lý Đo

Cho lòng con hoàn hảo thiên lương

Cùng nhau chung sống tình thương

Xinh như hoa đẹp, ngọt dường đào tiên.([18])

Sau khi Hi Yến Bàn Đào, các con sẽ đưc nhiều ân hu để phấn khởi tinh thần mà tu nim.([19])

Như vậy, cứ mỗi lần dự Hội Yến Bàn Đào thọ nhận bí pháp nhiệm mầu của Đức Mẹ là mỗi lần thân tâm của chúng ta được chuyển hóa, được thăng hoa để tinh tấn trên bước đường tu công lập quả hầu một ngày kia được trở về dự Yến Bàn Đào thật nơi Diêu Cung.

Đức Mẹ dạy:

Mẹ ban điển lành trong những bánh quả trung thu Hội Yến của các con thành tâm hiến dâng lên Mẹ để rồi ngày nào đó các con không phải cứ dùng những vt chất phàm trần làm vt tượng trưng cho cảnh Tiên nữa, tức là các con sẽ d Yến Bàn Đào tht nơi Diêu Cung của M nếu các con về đưc.

Điển lành bố hóa lễ Bàn Đào

Nhuận thắm ân hồng của Mẹ trao

Cho cõi lòng con thêm sáng suốt

Cho tinh thần trẻ đưc dồi dào.([20])

Tuy nhiên, cùng dự Yến Bàn Đào, nhưng không phải ai cũng thọ hưởng được diệu dụng nhiệm mầu của bí pháp. Muốn thọ hưởng được diệu dụng nhiệm mầu của bí pháp Yến Bàn Đào chúng ta cần phải có điều kiện.

Đức Mẹ dạy:

Mẹ Hội Yến ban trao bí pháp

Gọi Bàn Đào thu nạp vạn sanh

Lòng con nếu thật chí thành

Thương đời cứu khổ quên mình, con nghe.([21])

Vậy, muốn thọ hưởng được diệu dụng nhiệm mầu của bí pháp, chúng ta cần phải có hai điều kiện sau đây:

a. Phải có lòng chí thành tin tưởng.

b. Phải có đức hy sinh quên mình, vong kỷ vị tha, thương đời mà cứu khổ.

Do đó, có lần Đức Vân Hương Thánh Mẫu đặt câu hỏi:

Ai đã được sống nghìn năm khi dự Hội Yến Bàn Đào?

Ai được ban trao bí pháp?

(. . .)

Nếu người đời chưa thoát ra khỏi cái tháp ngà riêng rẽ, chưa khoát bức vô minh, thì làm sao suy luận nổi bí pháp nhiệm mầu của Tạo Hóa. Dù cho có được hưởng Hội Yến Bàn Đào cũng không thấm cái hương vị trường sanh, có ban trao bí pháp cũng hóa thành công cụ riêng tư trong kho tàng ích kỷ. Chỉ những người có tâm pháp nhứt như mới thấu triệt huyền vi hoán chuyển ấy.([22])

Thế nên, nếu dự Hội Yến Bàn Đào với cái tâm ích kỷ, vọng cầu lợi ích riêng tư thì không làm sao tiếp nhận được diệu dụng huyền vi của bí pháp mà Đức Vân Hương Thánh Mẫu gọi là thấu triệt huyền vi hoán chuyển, đó là sự hoán chuyển kỳ diệu từ phàm tâm sang thánh tâm để có thể tiến đến giải thoát tâm linh, siêu phàm nhập thánh.

Xưa nay kinh sách vẫn thường dạy rằng vạn pháp duy tâm tạo. Thế nên, Đức Mẹ dạy:

Bí pháp không ngoài tâm con. Nếu tâm con còn nhiều phiền trược, hãy dùng chút bồ đào tiên tửu M ban để lắng du, thanh khiết mà tu hành cho nên đo quả. Đó là bí pháp. Còn những lý huyền nhiệm hơn, Mẹ đợi chờ lòng con tịnh khiết sẽ trao cho.([23])

Do đó, cứ mỗi lần chúng ta thiết lễ Hội Yến Bàn Đào hiến dâng Đức Mẹ cùng chư Phật Tiên Thánh Thần, Đức Mẹ đều nhắc nhở chúng ta ba điều:

a. Hãy mở rng lòng bác ái thương yêu đến các anh chị em kém may mắn hơn mình.

Đức Mẹ dạy:

* Các con rất hữu duyên mà được dự Yến Bàn Đào với Mẹ và chư Thiên.

Mẹ nhìn lại còn những con khác chưa được như các con, lòng Mẹ rất thương xót. Chúng nó thiếu mọi phương tiện để đến với Mẹ như các con. Thế nên, trong giờ dự yến, các con hãy để gy phút lắng đng tâm tư hướng về những con ấy.([24])

* Yến Bàn Đào năm nay linh đình tốt đẹp quá. Rồi M chnh nhớ đến những đứa còn đang ln hụp trong bể khổ đói rét lnh lùng.

Con ôi! Con hãy dành tất cả tình thương cho đồng loi.y quên mình vì cứu độ, quay bánh xe đi thừa vào khắp chốn. Đừng buồn khi gặp những chướng ngại. Có vào lửa đỏ mới cứu được kẻ bị hỏa tai. Có chịu sóng gió bão bùng mới vớt được người chết đuối. Có hòa mình cùng nhân thế mới độ được thế nhân. Tùy khả năng, tùy duyên cứu độ. Đó là đi lễ các con hiến dâng lên M mỗi đ trung thu. (. . .)

Nếu các con làm đưc như vậy, tức là trong con đã có M ngự hằng giờ, hằng phút để hộ trì cho con từ bước mt.([25])

* Sau khi Mẹ và chư Phật Nữ Tiên Nương Thần Thánh chứng lễ các con dâng hiến, các con hãy đem lễ này để phân phát từ đứa lớn đến đứa nhỏ cho đồng đều. Mẹ chứng ở tâm hòa đồng vị tha của các con thể hiện trong mùa trung thu này.([26])

b. Hãy khai mở cõi lòng tnh khiết để tiếp nhận hồng quang thiên điển hầu cứu độ sanh linh, đồng thời giữ đưc thanh tnh tôn nghiêm cũng chính là đến được cực lạc niết bàn.

Đức Mẹ dạy:

Mẹ đã ban hồng ân vào bạch thủy cho các con đồng thọ hưởng. (. . .) Các con nên nhớ vào giờ công phu thiền định khai mở cõi lòng tịnh khiết để tiếp nhận luồng hồng quang thiên điển. Nhiếp thâu được nhiều hay ít là do ở lòng của con. Hồng quang thiên điển luôn luôn bủa trùm để cứu độ sanh linh. Các con hãy giác ngộ, hãy ý thức với nhau để cùng tu hành hạnh hưởng.

Mẹ cùng Phật Tiên, Thánh Thần sẽ đến dự lễ Hội Yến Bàn Đào. Các con nhớ trật tự thanh tịnh. Cần được tôn nghiêm là cực lạc đó con.([27])

c. Phải ráng tu để có đủ thần lc và s sáng suốt để dìu dắt thế nhân.

Đức Mẹ dạy:

Yến Bàn Đào năm nay các con hiến dâng với tất cả lòng thành của các con lớn nhỏ. Mẹ rất mừng thấy các con vẫn kiên trì tu học hành đạo.

Con ôi! Đời càng ly loạn, nhân tâm càng đảo điên thì các con càng phải ráng tu. Có tu mới đủ thần lực, đủ sáng suốt dìu dắt thế nhân trên đường ngay nẻo thẳng, sống đời đạo đức an lành. (. . .) Đứa con nào đã thuần thành, vô ngã vô nhơn mới thực hành đúng Thiên cơ thánh ý và sẽ được trúng tuyển trên bước đại thừa. Các con cố gắng.([28])

Tóm lại, bí pháp Hội Yến Bàn Đào gồm có hai phần:

- Phần Thiên: Đó là sự ban bố ân lành mầu nhiệm của Thiêng Liêng giúp cho tâm chúng ta giải tỏa được mọi điều phiền trược, trở nên lắng dịu, thanh tịnh hầu có thêm sức mạnh tinh thần mà vượt qua mọi chướng ngại từ nội tâm đến ngoại cảnh để tinh tấn trên bước đường tu công lập đức, giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

- Phần Nhơn: Bí pháp không ngoài tâm ta. Bí pháp chỉ mang đến diệu dụng nhiệm mầu khi nào chúng ta có tâm chí thành và nhứt như thanh tịnh, không vọng cầu vị kỷ. Bí pháp cũng không ngoài việc thực hiện tam công của người tu: Công quả giúp thế độ đời, công trình luyện kỷ hy sinh quên mình vì đại chúng, và công phu cho cõi lòng được thanh tịnh sáng suốt hầu thực hiện sứ mạng cứu thế độ đời cho đúng thánh ý Thiên cơ.

Sau khi hiểu rõ lý đạo nhiệm mầu của bí pháp Hội Yến Bàn Đào, ước nguyện rằng huynh tỷ, đệ muội chúng ta sẽ đồng thọ hưởng được diệu dụng nhiệm mầu của bí pháp mỗi khi được dự Yến Bàn Đào cùng Đức Mẹ và chư Tiên Phật Thánh Thần mỗi độ thu về hầu có thể hoàn thành sứ mạng tự độ và độ tha trong Kỳ Ba đại ân xá mà Đức Chí Tôn đã mở ra cho toàn nhân loại vào buổi hạ nguơn mạt kiếp này.

Hội Thánh Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý

Tòa Thánh Ngọc Kinh

 13-8 Canh Tý (Thứ Ba 29-9-2020)

DIỆU NGUYÊN



([1]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 14-8 Tân Dậu (11-9-1981).

([2]) Lê Anh Minh dịch và chú, Thất Chân Nhân Quả. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2010, tr. 250.

([3]) Thất Chân Nhân Quả, tr. 250.

([4]) Thất Chân Nhân Quả, tr. 248.

([5]) Hương Hiếu, Đạo Sử I (ronéo), tr. 7.

([6]) Trích lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 15-8 Kỷ Sửu (1949).

([7]) Thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên. Ngày nay thánh tịnh Ngọc Linh ở ấp 2, xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

([8]) Thánh thất Bình Hòa, 15-8 Canh Tuất (14-9-1970).

([9]) Thánh thất Bình Hòa, 15-8 Canh Tuất (14-9-1970).

([10]) Trúc Lâm Thiền Điện, 06-01 Ất Tỵ (07-02-1965).

([11]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 13-8 Kỷ Mùi (03-10-1979).

([12]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 14-8 Đinh Tỵ (26-9-1977).

([13]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 14-8 Đinh Tỵ (26-9-1977).

([14]) Chơn Lý Đàn (Vạn Quốc Tự), 14-8 Quý Sửu (10-9-1973).

([15]) Chơn Lý Đàn (Vạn Quốc Tự), 28-7 Giáp Dần (14-9-1974).

([16]) Thánh thất Bình Hòa, 15-8 Canh Tuất (14-9-1970).

([17]) Thánh thất Bình Hòa, 15-8 Canh Tuất (14-9-1970).

([18]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 14-8 Tân Dậu (11-9-1981).

([19]) Chơn Lý Đàn (Vạn Quốc Tự), 14-8 Quý Sửu (10-9-1973).

([20]) Thánh thất Bình Hòa, 16-8 Canh Tuất (15-9-1970).

([21]) Chơn Lý Đàn (Vạn Quốc Tự), 14-8 Quý Sửu (10-9-1973).

([22]) Minh Lý Thánh Hội, 05-8 Quý Sửu (01-9-1973).

([23]) Vĩnh Nguyên Tự, 15-8 Quý Sửu (11-9-1973).

([24]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 13-8 Kỷ Mùi (03-10-1979).

([25]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 13-8 Mậu Ngọ (14-9-1978).

([26]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 13-8 Mậu Ngọ (14-9-1978).

([27]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 14-8 Bính Thìn (07-9-1976).

([28]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 14-8 Tân Dậu (11-9-1981).