5. KẾT DẢI ĐỒNG TÂM
Nhớ
câu thánh thi năm xưa của Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ:
Chính mình Thầy đến chốn
Mượn đất đem gieo mối Đạo vàng.([1])
Thời hạ nguơn mạt kiếp, Đức Thượng Đế đã
đích thân giáng trần, mượn mảnh đất Việt
Xưa nay, trong nông nghiệp, muốn cho mùa
màng được tươi tốt, cây trái được sum suê thì người nông phu phải biết chọn mảnh
đất thích hợp để gieo trồng. Chẳng hạn như ở nước ta, cây vải thiều thì được trồng
ở miền bắc, trà hay cà phê thì phải trồng ở vùng cao nguyên đất đỏ bazan miền
trung, cây lúa thì phải trồng ở vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, v.v. Vậy, mảnh đất
Việt Nam nhỏ bé của chúng ta có những đặc điểm thuận lợi nào cho việc gieo mối
Đạo vàng của Đức Đại Từ Phụ?
Trả lời cho câu hỏi này, Đức Chí Tôn dạy:
Các
con là dân tộc Việt cũng như các dân tộc khác sanh trưởng tại quả địa cầu này.
Tình thương Tạo Hóa ban đồng cho các con cũng như các con khác, nhưng dân tộc
các con đã đau khổ quá nhiều, non sông Tổ quốc các con đã bị giày xéo lâu đời,
nhưng các con được trội hơn chúng về đức tin, về
lòng đạo đức ngưỡng mộ Thượng
Đế và các Đấng trọn lành. Tình thương các con không
thiếu, lòng hiếu hòa các con có thừa, do đó dân tộc các
con mới hạnh ngộ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Trên bốn mươi năm rồi, Thầy đem giống Đạo đến gieo trên mảnh đất hiền hòa
nhưng đau khổ này để các con chung nhau vun xới, tưới nước, bón phân để hột giống
đó sớm nẩy mầm đâm tược, đơm bông kết quả.([2])
Lời dạy của Đức Đại Từ Phụ đã cho chúng
ta thấy mảnh đất Việt
1. Dân
tộc Việt giàu đức tin và lòng đạo đức ngưỡng mộ Thượng Đế và các Đấng trọn
lành, đồng thời lại có tinh thần hòa đồng tôn giáo.
Thật vậy, bên cạnh truyền thống tín ngưỡng
thờ Trời rất phổ biến trong dân gian, người dân Việt còn dung nạp cả Tam Giáo
bao gồm Nho Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, và đến thế kỷ 16 thì có thêm Thiên Chúa Giáo.
Đặc biệt là người dân Việt có một tinh thần bao dung và hòa đồng tôn giáo rất
cao. Phần lớn các tôn giáo ở Việt
Chẳng hạn như vào năm 1760, nhân dịp trùng
tu chùa Tam Giáo (làng Kim Bảng), Ngô Thì Sĩ ([3]) làm bài văn bia nêu
lên ý kiến của ông về Tam Giáo như sau:
Lời
khuyên về tịnh độ của nhà Phật, lời bàn về cảnh tiên của nhà Đạo, thuyết tích
chứa điều lành của nhà Nho, thảy đều đúng cả. Đạo Phật chủ trương từ bi, Đạo
gia thanh tịnh, Nho gia lấy thuyết nhân nghĩa, trung chính mở đường cương thường
của Trời để dựng nên một trật tự cho người. (. . .) Tôi cho rằng đạo lý chỉ có
một mà thôi. Tự do, sáng suốt, không có phân chia đạo nọ đạo kia vậy.([4])
Sống vào khoảng đời nhà Tây Sơn, thiền sư
Toàn Nhật (1750? -1832?) coi Tam Giáo cùng một nhà, tuy công dụng ở đời có khác
nhưng lại hỗ trợ cho nhau trong việc giáo hóa, cứu độ, trị an dân chúng:
Phép
xưa gầy dựng roi truyền
Nho ra sửa trị đời nên thanh bình
Thích ra độ tử cứu sinh
Đạo ra tẩn diệt mị tinh yêu tà
Thánh
hiền phân chế làm ba
Tam
giáo so lại nhất gia khác gì.
Sư ví Tam Giáo như ba ngả đường cùng dẫn
về một đích điểm. Sư còn quan niệm Tam Giáo không thể thiếu một, cũng như chiếc
vạc phải đủ ba chân, bầu trời phải đủ mặt trời, mặt trăng và các vì sao (tam quang: nhật, nguyệt, tinh).([5])
Hay như trong truyện thơ Lục Vân Tiên, tác giả Nguyễn Đình Chiểu
đã kể rằng Nho sĩ Lục Vân Tiên đi thi, nửa đường nghe tin mẹ mất nên
khóc thương đến mù cả đôi mắt và phải đến nương nhờ cửa Phật và
được ông Tiên ban thuốc tiên chữa cho mắt được sáng lại:
Vân
Tiên thuở ấy ở nơi chùa chiền
Nửa
đêm nằm thấy ông Tiên
Đem
cho chén thuốc mắt liền sáng ra.([6])
Như vậy, qua cách hư cấu truyện thơ Lục
Vân Tiên, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã cho thấy tinh thần Tam Giáo đề huề,
không có ranh giới phân biệt, thành kiến, ngăn ngại.
2. Dân
tộc Việt giàu tình thương và lòng hiếu hòa. Điều này thể hiện rất rõ nét trong
lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Việt
Chẳng hạn như vào thế kỷ 13, dưới triều đại
nhà Trần, quân Mông Cổ sang xâm lăng nước ta. Quân Mông hung hãn, thiện chiến đã
chiếm giữ cả một vùng Trung Á cùng đất Ba Tư, rồi sang đến phía đông bắc châu
Âu. Về sau lại lấy được nước Tây Hạ, nước Kim và tràn sang đến Triều Tiên. Đến
khi Hốt Tất Liệt lên làm vua, đổi quốc hiệu là Nguyên và sang đánh nhà Tống,
xâm chiếm và cai trị toàn bộ đất nước Trung Hoa.
Sau đó quân Nguyên Mông lại tràn sang xâm
chiếm nước
Sang thế kỷ 15, Việt
Bình Định Vương Lê Lợi chẳng những không
giết hai vạn quân Minh đã đầu hàng mà còn cấp cho họ năm trăm chiếc thuyền, vài
nghìn cỗ ngựa và lương thảo đủ dùng để trở về nước họ, đúng như lời Nguyễn Trãi
viết trong Bình Ngô Đại Cáo: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí
nhân mà thay cường bạo.([7])
Chính nhờ truyền thống hòa hiệp, đoàn kết
nhất tâm và lòng nhân nghĩa hiếu hòa từ ngàn xưa của dân tộc Việt mà Đức Chí
Tôn Thượng Đế đã chọn mảnh đất Việt Nam để gieo mối Đạo Trời, bởi lẽ, như lời
Thầy dạy: Thầy đến lập Tam Kỳ Phổ Ðộ, chỉ vụ một chữ hòa.([8]) Phải
gieo trồng hạt giống Đạo trên mảnh đất hiếu hòa thì cây Đại Đạo mới sum suê
cành lá và mang lại hoa trái tình thương.
Qua đó, chúng ta cũng có thể hiểu được mục
đích khai Đạo của Đức Chí Tôn như lời Ngài dạy:
Đời chẳng loạn ly, Đạo chẳng khai
Đạo khai sắp đặt cuộc an bài
An bài nhơn
loại do hòa hiệp
Hòa hiệp không còn ba, bảy, hai.([9])
Thật vậy, chỉ có tìm lại tình thương yêu
hòa hiệp mới có thể chấm dứt được cảnh tương tàn tương sát của nhân loại hiện
nay và mang lại cảnh thái bình an lạc hạnh phúc cho toàn thế giới.
Đức Chí Tôn dạy:
Con hãy giữ dĩ hòa vi quý
Hòa mới tường đạo lý cao siêu
Mới không phạm luật Thiên điều
Mới mong anh dắt, em dìu sớm hôm.([10])
Các thành viên
trong gia đình có hòa thì gia đình mới êm ấm, hạnh phúc, con cái mới được chăm
sóc nuôi dưỡng và dạy dỗ cho nên người hữu dụng cho xã hội. Hàng xóm láng giềng
có hòa mục thương yêu và tận tình giúp đỡ tương trợ nhau những lúc tối lửa tắt
đèn thì làng xóm mới được yên vui, an cư lạc nghiệp. Toàn dân trong một nước có
hòa ái thương yêu, lá lành đùm lá rách, đoàn kết chung tâm trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc thì quốc gia mới hưng thịnh phát triển. Các quốc gia có
hòa hiệp bang giao trong tinh thần bình đẳng tôn trọng lẫn nhau thì thế giới mới
hòa bình, càn khôn mới an định. Các tôn giáo có hòa hiệp bắt tay nhau để cùng
chung tâm phụng sự nhơn sanh, dìu dắt nhơn sanh đi trên con đường thiện lương đạo
đức nhân nghĩa thì thế giới này sẽ là cảnh thiên đàng tại thế.
Lý thuyết là
như thế, nhưng phương pháp để đạt được sự hòa hiệp là chi? Đức Chí Tôn dạy:
Con phải dụng
cái tình Tạo Hóa
Xem người không nhơn ngã đó
đây
Chẳng còn duyên nghiệp tạo gây
Thì đâu cốt nhục chia ly đạo đời.([11])
Theo lời dạy của Đức Chí Tôn, muốn chấm dứt
cảnh chia ly tình cốt nhục, muốn có được sự hòa hiệp đồng tâm thì mỗi người phải dụng cái tình Tạo Hóa để cư xử với
nhau; xem người không nhơn ngã đó đây
tức là không phân biệt ta người, đây trọng đó khinh.
Tình Tạo Hóa chính là tình thương yêu
chúng sanh vạn loại của Đấng Cha Trời, không phân biệt kẻ dữ với người lành như
lời Thầy dạy:
Hỡi các con! Trong tình Tạo
Hóa, đức hiếu sinh, Thầy nhìn vạn vật với một sự thương yêu chan rưới. Mặc dầu
cảnh trần gian có biến đổi muôn hình vạn trạng, có sanh nhiều tội nghiệp đa
đoan, có tạo nhiều phong ba bão tố, nhưng lòng Trời vẫn che, đất trời vẫn chở.([12])
Tình thương ấy vô cùng vô tận, không lãnh
vực, không biên cương, bao trùm vũ trụ. Thầy dạy: Các con hãy nhận thức lòng Thầy để đem vào làm lòng các con, và tập lần
lần để cho lần lần được thành công trên quan điểm thương yêu.([13])
Vậy, muốn có được tình thương yêu bao la
rộng lớn như tình Tạo Hóa, mỗi người trong chúng ta cần phải thực hành dần dần
các mức độ của tình thương từ thấp lên cao theo tiêu ngữ của Cao Đài Giáo: Công
Bình – Bác Ái – Từ Bi.
Công bình là thương người như thương mình
và thực hành lời dạy của Đức Khổng Tử: Kỷ
sở bất dục, vật thi ư nhân. (Những gì ta không muốn thì đừng làm cho người
khác.)
Bác ái là mở rộng lòng thương yêu, không
chỉ thương người mà còn thương cả vạn vật chúng sanh hơn thương bản thân mình.
Đức Chí Tôn dạy: Bác ái là hay thương xót sanh linh hơn thân mình, cho nên
kẻ có lòng bác ái coi mình nhẹ hơn mảy lông mà coi thiên hạ trọng bằng trời đất.([14])
Từ bi là quên cả bản thân mình để đem
tình thương mà phục vụ cho sanh chúng.
Như vậy, để có được sự hòa hiệp đồng tâm
giữa con người và con người, mỗi người cần thực hành bài học thương yêu từ thấp
lên cao, từ công bình đến bác ái rồi đến từ bi. Đạt được hạnh từ bi tức là đã đạt
được tinh thần vô ngã – không còn cái ta tư kỷ hẹp hòi, cống cao ngạo mạn nữa –
thì làm gì mà nhân loại chẳng hòa hiệp, như lời Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo
Thái Bạch Kim Tinh dạy rõ:
(H)ãy
dẹp bỏ cái ta đi, đừng quan trọng cái
ta nữa. Phải nghĩ rằng có ta hay không ta, lẽ đời cùng, thông, bĩ, thới vẫn
diễn hành. Cây trên rừng cứ mọc. Cỏ ngoài nội cứ xanh. Nước trường giang cứ chảy.
Hãy diệt bỏ cái ta đi!
Nên cũng ta mà hỏng cũng ta
Chính ta là Phật cũng là ma
Thử xem vứt cái ta đi quách
Thế sự
lo chi chẳng thuận hòa.([15])
Rồi Ngài nhắn nhủ các bậc Thiên ân hướng
đạo:
Theo
thời kỳ tôn giáo hiện tại, thiết thực là các tay lãnh tụ trong đạo cần nhất phải
lo hòa hiệp cùng nhau cho thân mật. Dù kẻ chân trời người góc bể cũng phải chiều
lòng mà quy phục cho đặng thì cơ đạo mới có mòi phát hiện ra thực tế, hữu ích với
đời đương buổi canh tân. Còn về phần nhơn sanh cần nơi chí hướng phải cương quyết,
nghĩa là phải vẹn giữ một lòng tin Đạo thờ Thầy, anh em cùng nhau kết tình
tương thân tương ái, như đám kiến kéo thây con cào cào, nhờ đông sức mà đắp
thành non lớn. Vậy mỗi sự chi chi cũng nhờ nơi chúng kiến,([16]) bước tu hành cũng phải đồng tâm sau trước
nương nhờ mà đi đến chỗ đại đồng tôn giáo.([17])
*
Hằng năm, hàng môn đệ Cao Đài đều long trọng
tổ chức lễ kỷ niệm ngày Khai Tịch Đạo (23-8 âm lịch) và Khai Minh Đại Đạo
(15-10 âm lịch). Lẽ tất nhiên chúng ta không thể nào quên được sứ mạng Tam Kỳ
Phổ Độ mà Đức Thượng Đế đã ban trao cho dân tộc Việt Nam trên một lãnh thổ nhỏ
bé đã chịu nhiều đau khổ vì ách thống trị của ngoại xâm. Dân tộc này không có
thế lực hùng mạnh, không có khí giới tối tân, cũng chẳng có một nền văn minh khoa
học hiện đại như bao nhiêu quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, dân tộc này
có một truyền thống đạo đức tín ngưỡng nơi Trời Phật và các Đấng thiêng liêng với
tinh thần bao dung tôn giáo từ lâu đời và một truyền thống đoàn kết hiếu hòa trải
qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Vậy thì, để thực hiện sứ mạng trọng đại
được ban trao ̶ sứ mạng nhân hòa hay sứ mạng xây dựng một thế giới đại đồng,
hòa bình âu ca cho toàn nhân loại ̶ hàng môn đệ Cao Đài cũng như hàng tín hữu
các tôn giáo bạn và toàn dân Việt Nam hãy cùng bắt tay nhau, kết dải đồng tâm,
thực hiện tình thương cao cả như lòng Đại Từ Phụ yêu thương chúng sanh, bởi lẽ
chỉ có tình thương rộng lớn vô tư, không phân biệt, không nhân ngã mới có thể
xóa tan mọi nỗi hận thù và mang lại một nền hòa bình hạnh phúc thật sự cho toàn
cả chúng sanh trên quả địa cầu này.
Chúng ta hãy cùng nhau ghi nhớ lời Thầy dạy:
Thầy vui muốn cho các con thuận hòa cùng nhau hoài. Ấy là lễ hiến
cho Thầy rất trân trọng.([18])
Thầy chỉ một lòng mơ ước cho các con
biết thương yêu nhau trong thánh đức của Thầy. Sự thương yêu là chìa khóa mở
Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh. Kẻ nào ghét sự thương
yêu, thì chẳng hề qua khỏi cửa luân hồi. (. . .) Mọi sự khó khăn Thầy gánh vác,
chỉ cậy các con thương yêu gắng công độ rỗi.([19])
Ước mong sao tất cả huynh tỷ đệ muội
chúng ta sẽ không phụ lòng trông cậy của Thầy, cùng nhau thực hành bài học
thương yêu, kết dải đồng tâm gắng công phụng sự cho thế gian này không còn là
sông mê bể khổ.
Thánh
thất Nam Thành
23-8 Kỷ Hợi (Thứ Bảy 21-9-2019)
DIỆU NGUYÊN