Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

1. BẤT VONG SƠ TÂM PHƯƠNG ĐẮC THỦY CHUNG / Diệu Nguyên



1. BẤT VONG SƠ TÂM

PHƯƠNG ĐẮC THỦY CHUNG

Bất vong sơ tâm, phương đắc thủy chung là lời dạy của cổ nhân, được Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh nhắc đến trong lời dạy của Ngài.

Bất: Trạng từ, dùng để phủ định, nghĩa là chẳng, không. Ví dụ: Bất an, bất công, bất hiếu, bất minh, bất trung...

Vong: Động từ, nghĩa là quên. Ví dụ: Vong ân, vong bản, vị quốc vong thân (vì nước quên mình)...

: Tính từ, nghĩa là ban đầu. Ví dụ: Sơ cấp (bậc đầu tiên), sơ thứ (lần đầu)…

Sơ tâm: Tâm nguyện lúc ban đầu.

Phương: Trạng từ, nghĩa là mới, rồi mới.

Đắc: Động từ, nghĩa là đạt được, lấy được, có được.

Thủy chung: Từ đầu tới cuối.

Vậy, câu này có nghĩa: Không quên cái tâm nguyện đã khởi phát lúc ban đầu thì mới thành tựu trọn vẹn được việc làm.

Thông thường, khi khởi đầu làm một việc gì, con người thường hăng hái phấn chấn, nhưng trải qua thời gian gặp nhiều khó khăn vất vả, thử thách gian lao, con người không còn giữ được cái ý chí hăng hái như lúc ban đầu nữa và đôi khi bỏ cuộc nửa chừng. Do đó cổ nhân mới khuyên: Bất vong sơ tâm phương đắc thủy chung.

Đây là một lời khuyên minh triết giúp chúng ta thành công về mọi mặt trong cuộc sống. Ví dụ:

a. Trong đời sống hôn nhân, nếu hai vợ chồng luôn giữ trọn vẹn tình yêu thương như buổi ban đầu thì họ sẽ chung thủy bên nhau suốt đời, và con cái sẽ được chăm sóc, nuôi dạy trong tình thương của cha mẹ cho đến khi trưởng thành, trở thành những công dân hữu ích cho đất nước, cho xã hội.

b. Những khách du lịch tham gia cuộc leo núi, lúc ban đầu còn ở chân núi thì tinh thần hăng hái tràn đầy, quyết tâm chinh phục ngọn núi. Leo đến lưng chừng núi thì đã thấy mỏi mệt rã rời, không còn giữ được cái ý định hăng hái lúc ban đầu và rồi bỏ cuộc quay trở xuống chân núi.

c. Về mặt đạo học, những người mới khởi phát tâm tu thường rất nhiệt thành, siêng năng, tinh tấn. Nhưng sau một thời gian thì lòng nhiệt thành nguội dần, họ bắt đầu giãi đãi (làm biếng, lơ là), tu hành lôi thôi, thậm chí là nhạt đạo, rồi quay trở lại nếp sống cũ như thể họ chưa từng ngộ đạo.

Do đó, trong giới tu hành có câu: Học Phật nhất niên, Phật tại nhãn tiền; học Phật lưỡng niên, Phật tại đại điện; học Phật tam niên, Phật tại Tây thiên. (Học Phật một năm, Phật ở trước mắt; học Phật hai năm, Phật trong chánh điện; học Phật ba năm, Phật tại Tây phương.) Nghĩa là lúc mới nhập môn vào tu thì hăng hái siêng năng, lúc nào cũng thấy có Đức Chí Tôn ngay trước mặt. Dần dần chểnh mảng biếng lười, khi vào chánh điện cúng kiếng thì mới nhớ đến Thầy, giãi đãi riết rồi không còn nhớ đến Thầy đến Đạo nữa, Thầy ở xa tít trên chín tầng mây.

Trong thực tế, có nhiềug chương trình tu học lúc mới mở ra thì được nhiều đạo hữu đến tham dự, dần dà không biết học viên lặn đâu mất hết. Bởi vậy, có lần Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo nhắc nhở chúng ta cần lưu ý đến tình trạng các lớp học hữu thỉ vô chung (có mở đầu nhưng không có hậu).

Hằng ngày cúng tứ thời, chúng ta đọc bài kinh xưng tụng Đức Chí Tôn, trong đó có câu thời thừa lục long du hành bất tức.

Thời: Thường khi. Thừa: Cỡi. Lục long: Sáu rồng. Du hành: Đi lại. Bất tức: Không ngừng nghỉ. Theo nghĩa đen, thời thừa lục long du hành bất tức tức là Trời cỡi sáu rồng đi đi lại lại không ngừng nghỉ. Theo nghĩa bóng, sáu rồng ám chỉ sáu hào dương của quẻ Kiền (tượng trưng cho Đạo Trời). Thế nên, câu kinh này có ý nói Đạo Trời vốn cương kiện, mạnh mẽ và vận hành khắp cả vũ trụ không một phút giây ngừng nghỉ. Đại Tượng Truyện quẻ Kiền có câu Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức. (Người quân tử luôn kiên cường, mạnh mẽ không ngừng nghỉ như Đạo Trời cương kiện.)

Thế nên, khi đọc câu kinh thời thừa lục long du hành bất tức, chúng ta tự nhắc nhở mình hãy noi gương Đức Đại Từ Phụ, siêng năng tu học hành đạo, tinh tấn không ngừng nghỉ, dù có gặp gian lao khảo đảo thử thách cũng không thối chí nản lòng.

1. Một cuộc khảo đảo bất hòa đã xảy ra tại một thánh sở nọ khiến một số vị đang lãnh trách nhiệm hành đạo từ bỏ công quả mình đang làm. Đức Lý Giáo Tông đã cho người cha đã đắc Tiên vị của các vị đó lâm đàn khuyên nhủ các con. Người cha đã nhắc lại quá trình hành đạo của mình lúc sanh tiền:

Đã làm người thì trong thất tình lục dục cũng lắm khi mỏi gối chùn chân, nản lòng, nhưng vì Đạo vì Thầy, dù trải qua vn khổ thiên lao vẫn không thoái thác nhiệm vụ, đến ngày dứt hơi, hồn lìa khỏi xác, Thầy ban ân trở về ngôi vị.

Sau đó, vị Tiên khuyên dạy các nhục tử của Ngài:

Các con lãnh trách nhiệm, dầu lớn dầu nhỏ, phải giữ vững lập trường, lo tròn nhiệm vụ, đừng thoái thác nhiệm vụ mà bỏ qua cơ hội lập công bồi đức. Trường hc nào mà không có k thi, đôi chân nào mà không đạp trên chông gai, sỏi đá, để đi đến mc đích đã đnh. Các con phải vưt qua k khảo thí để lên lớp hay tiến hóa đó, các con.

Đã nguyện tu hành trong một kiếp thì đừng hn kiếp sau. Cha rất đau lòng khi các con vì một khảo nghiệm đương nhiên trên đường tiến hóa mà không vượt qua được, thối chí ngã lòng mà thoái thác nhiệm vụ khiến cha ngôi vị không yên. Cha biết lòng con vẫn ôm ấp việc đạo, chỉ là con không nhẫn nhịn được, không giải tỏa cõi lòng để tiếp tục nhiệm vụ. Nghiệp chướng tiền khiên đã đến lúc cản bước chân của các con. (. . .) Các con hãy xem đây là bài học lớn, bài khảo nghiệm, để nâng cao phẩm vị của các con. Đừng thối chí nản lòng. Mỗi khi con nản lòng, không có tinh thần lo đạo hoặc giải đãi công phu thì qu thất tình, ma lc dc xui khiến các con mất tín tht. Chúng nó chờ sẵn cơ hi lôi kéo các con xuống đng với chúng là cõi ma vương rất đáng sợ đó các con. Lời cuối cùng, cha khuyên các con hãy bền tâm vững chí lo tròn việc đạo, lo tu thân hc đo đến nơi đến chốn mới xứng đáng trò ngoan con thảo trở về ngôi vị.

Thật vậy, thời hạ nguơn mạt kiếp, Đức Chí Tôn khai mở nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hàng hàng lớp lớp Tiên Phật đồng giáng trần để tá trợ Đức Chí Tôn trong công cuộc cứu độ quần sanh. Bên cạnh đó, ma vương, ác quỷ cũng được phép đến trần gian để lập công bằng cách lôi kéo, khảo dượt người tu.

Sau khi vị Tiên khuyên dạy các nhục tử (như dẫn trên), Đức Giáo Tông lâm đàn ban lời phân tách thiệt hơn:

Chư hiền đệ, hiền muội mỗi khi được Thiêng Liêng đặt trong một guồng máy tổ chức của Đạo, dầu là cấp bực lãnh đạo hay một nhân viên bình thường đều được đặt để một tư kỳ phận sự phù hợp với khả năng về đức, về trí của mỗi người. Người lãnh đo có đề thi của người lãnh đo, nhân viên bình thường có đề thi của mt nhân viên bình thường. Đó là bài khảo nghiệm riêng của mỗi chư hiền. Bởi vì tập thể là môi trường chư hiền khảo nghim lẫn nhau, cùng nhau lập công bồi đức, cùng nhau liên đới trách nhim nếu tổ chức không hoàn thành sứ mng.

Nếu mt cá nhân không hoàn thành bài khảo nghiệm, làm ảnh hưởng tập thể thì cả tổ chức cũng gánh hu quả. (. . .)

Chư hiền nhìn vào khuyết điểm của người khác mà không thấy ưu điểm của người trong khi mình lại không tự biết mình, mình không hoàn thành bài thi của mình mà làm bài thi h cho người khác. Cười, cười… “Sao không quét tuyết trong nhà tớ, mà lại lau sương dưới mái người?”

Lời dạy dẫn trên của Đức Lý Giáo Tông nhắc chúng ta nhớ lời Đức Chúa Giêsu cách nay hơn hai ngàn năm, chép trong Phúc Âm (Luca 6:41):

Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?

Trở lại với thánh giáo của Đức Giáo Tông, Ngài dạy tiếp:

Bần Đạo muốn nhắc chư hiền: Muốn đi đến cuối cùng mc tiêu đã chn trong cuc đời hành đo thì phải luôn nhớ câu Bất vong sơ tâm phương đắc thỉ chung.” (. . .)

Bất vong sơ tâm là đừng quên tâm nguyện ban đầu của chư hiền. Chư hiền muốn đi đến cuối con đường đã chn để đt đưc thành công thì phải luôn nhớ tâm nguyện ban đầu, đừng làm việc gì cũng hứng thú nhất thời, ngựa hay phải biết đường dài. Chư hiền đừng để cỏ dại ven đường làm phai mờ ý chí của bản thân. Muốn vưt qua muôn ngàn khó khăn thử thách thì phải nhớ lời nguyện ban đầu, phải canh cánh mt bên. Đừng vì hứng thú nhất thời đó chư hiền.

Chư hiền đừng tưởng rằng làm vic đo t giác, t nguyện thì làm sao cũng đưc, vui thì làm không vui thì bỏ phế. Công việc đạo không như công việc ở thế tục, nhưng phần thưởng và những hình pht vô vi mà chư hiền không thấy được t xa vn dm đó chư hiền.

Ngoài đời, khi làm việc để mưu sinh, đôi khi có những công việc không phù hợp với ý thích của ta nhưng ta vẫn phải làm vì nếu không làm thì không được lãnh lương hoặc bị đuổi việc. Công việc đạo thì hoàn toàn do tinh thần tự nguyện, tự giác của mỗi đạo hữu; tuy nhiên, không phải vì thế mà ta có thể dể duôi, vui thì làm, không vui thì bỏ phế, bởi lẽ vẫn luôn có phần thưởng và hình phạt vô vi cho việc hành đạo của mỗi người mà mắt phàm ta không thấy được.

2. Năm 1967, Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy:

Những ai có sứ mạng phổ giáo Đạo Trời, nên hiểu như vầy: Mình đang làm vic cho Thưng Đế, cho nhơn sanh, cho thế h ngày mai, không phải vì những trở ngại thiển cận rồi thối chí ngã lòng. Một đoàn người thức đêm, khi nghe sức chịu đựng trong đêm trường đã uể oải, là báo hiệu ngày mai tươi sáng sắp đến. Hãy vui mà tiến, hiệp mà hành, tin để đt cho k đưc công quả trọng đại ấy.([1])

Theo lời dạy trên, hành đạo chính là đang làm việc cho Thượng Đế, mà Thượng Đế là Đấng Chúa Tể càn khôn, chắc chắn rằng lương bổng mà Ngài trả cho ta không một ông giám đốc hay Tổng giám đốc nào nơi thế gian này có thể sánh kịp. Tiền lương ấy sẽ được gửi trên nhà băng thượng giới như lời Đức Quan Âm Bồ Tát đã dạy: “Tu đi một vốn mười lời/ Nhà băng thượng giới Cha Trời dành cho”.

3. Có lần, Đức Bác Nhã Thiền Sư khuyến nhủ một vị môn sanh Minh Lý Đạo như sau:

Ráng bền tâm, kiên chí nghe hiền đệ, để bước đi được vững vàng. Công quả hành đo cũng tiêu trừ bớt nghiệp tiền khiên, nhưng người tu cũng như người thế, khi có chút ít vốn liếng là chủ n đổ xô đến đòi. Hiểu như vậy để chuẩn b tinh thần chu đng.([2])

Trải qua nhiều kiếp nơi thế gian, mỗi người đều đã gây tạo nhiều nghiệp chướng tiền khiên, chẳng khác nào kẻ mang nợ. Ngoài đời, khi thấy con nợ vừa có được một khoản tiền thì các chủ nợ liền xúm lại đòi, bắt con nợ phải trả tiền cho mình. Trong đạo cũng thế, khi ta hành đạo, lập được chút ít quả công thì nghiệp chướng tiền khiên cũng ập đến đòi, gây cho ta những điều rủi ro hoạn nạn bất như ý, nhất là những ai có tâm nguyện tu giải thoát khỏi luân hồi sinh tử thì phải chịu nhồi quả, trả cho xong hết nghiệp chướng trong một kiếp. Thế nên Đức Bác Nhã Thiền Sư căn dặn người tu phải luôn gìn giữ một ý chí kiên định, một đức tin bất thối chuyển để được vững vàng trên bước đường tu, vượt qua mọi khảo thí gian lao thử thách.

4. Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy người tu một phương pháp hữu hiệu để có thể vững vàng trước mọi khảo thí:

(L)uôn luôn lúc nào cũng sẵn sàng đón nhn những cái bất ngờ xảy ra, từ sự khảo đảo thử thách may rủi đến sự thành công cũng thế. Mình sẵn sàng tiếp nhn, sẵn sàng ứng phó thì không bao giờ ngạc nhiên và hoảng hốt trước mọi vic xảy đến, vì trên bước đường thế Thiên hành hóa luôn luôn sẵn sàng đón nhận những khó khăn, những bất trắc. S thành công sẽ dành cho người trầm tĩnh, li dng thời cơ chuyển rủi thành may, chuyển bi thành thắng, mà cũng là một thất bi cho người đầu hàng uể oải, thối chí trước mt nghch cảnh mà mình không d liu.([3])

Đôi khi nghịch cảnh lại là một cơ hội, một điều kiện tốt giúp con người làm nên những thành tựu tốt đẹp cho bản thân và cho cuộc đời. Thuở xưa, vua Trụ giam giữ Văn Vương trong ngục Dữu Lý bảy năm, nhờ đó mà Văn Vương đã viết Soán Từ cho sáu mươi bốn quẻ trong Kinh Dịch.

Đức Giáo Tông Thái Bạch Kim Tinh dạy:

Lòn trôn như Hàn Tín, ngồi Dữu Lý như Văn Vương, chịu chặt chân như Tôn Tẫn, mà dựng nên cơ nghiệp, đời còn bia tạc.([4])

5. Đức Mẹ khuyên người tu đã nhứt định chọn con đường đạo lý để đi thì phải đi cho đến nơi đến chốn, đừng thối chí ngã lòng:

(C)ác con cần phải mạnh dạn lèo lái con thuyền đạo đi đến nơi đến chốn, mặc dù gặp lúc mưa sa gió cuốn. Khi đã nhứt định rồi thì không ngại gì chướng ngại vật mà chẳng vượt qua. Mẹ không s các con lưng mỏi gối mòn mà Mẹ chỉ s các con thối chí ngã lòng thì khổ vô cùng.([5])

6. Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy:

(M)ỗi người, mỗi tập thể hành đạo phải tìm mi cách để dung hợp liên ái nhau, đừng k thị, đừng phân chia, đừng tt đố nhau, dầu ở phe nhóm nào cũng thế. Ma vương ác qu luôn luôn rình rập phân tán để tiêu dit. Nếu những hàng hướng đạo không nhận thấy cái nguy cơ đó, thì chẳng những không đạt được hoài bão của mình mà lại còn nguy cơ đến cá nhân mình, đến tập thể phe nhóm mình là một đàng khác.([6])

7. Đức Mẹ nhắc nhở chúng ta:

Các con ơi! Chung thân hành thin, thin du bất túc. Nghĩa là suốt đời làm lành, lành còn chưa đủ thay. Nếu một phút hớ hênh khinh thường là các con đã bị vương vào tội lỗi.

Các con có biết chăng? Khi gặp những việc đưa đến đột ngột làm các con trái ý, bực bội, bất mãn rồi sanh ra cau có, phiền hờn nhau, đó là các con bỏ lỡ một cơ hội để được trút bớt gánh nghiệp chướng tiền khiên. Đó là các con rớt vào chỗ mê.

Nếu chủ quan cho rằng mình hay mình đúng, không phục thiện, nhận lời khuyến thiện, đó là mê. Vic đang làm, đang tiến hành, khi gặp mt trở lc nho nhỏ rồi thối chí bỏ dở, đó là mê. Có đứa rất tỉnh nhưng vì đụng chạm đến tự ái rồi giả mê. Đó chính thật là mê. Đồng bạn đồng thuyền thấy mình nói năng hoạt bát, nhiều của đắp bù, nhiều công xây dựng, rồi tự mãn, tự túc, an phận hưởng nhàn. Đó là mê, vân vân và vân vân.

Các con ơi! Mẹ nêu lên một số dữ kiện điển hình để các con làm tấm kiếng soi ni tâm ngoi din của mình để dng nước ma ha là lòng thành hối ngộ hầu tẩy rửa cái mê để sớm xa rời bến mê hầu sang bờ giác, nghe các con!

Giáo Tông Thái Bạch cách đây ba hôm có đến chầu Mẹ. Mẹ thấy Người không được vui nên Mẹ nhân tiện giáng đàn ban ơn nữ phái rồi nhắn thêm luôn cho các con nam phái biết mà cố gắng khắc phục, chế ngự mi tư tâm, tư kỷ hầu phục vụ Đạo Trời cho đúng mức. Vì các con là mắt phàm đâu thấy những việc ngoài giới hạn giác quan của con.

. . . (M)ất thì giờ vì những cái gai nhỏ đâm chơn, cái viên sỏi nhỏ mắc kt trong chiếc gy, sao nỡ? Hỡi các con!

Thôi, bao nhiêu đó cũng đủ rồi. Các con ráng phát bồ đề tâm cho Giáo Tông Lý Bch Người đưc vui lòng. Kẻo không, ph ơn đức của Người dìu dắt.([7])

8. Đức Thái Thượng Đạo Tổ dặn dò:

Người hướng đạo phải thanh cao hơn người quân tử. Thành không tự mãn, bại chẳng thối chí ngã lòng. Được khen không buông ý, bị chê chẳng não phiền. Bại thành, khen chê nó là những hiện tượng, kẻ ý thức luôn luôn làm chủ lấy mình, nhứt tâm nhứt đức, mt tiến không ngừng. (. . .) Có thế mới đi đến nơi, hành đến chốn. Có thế, đo mới thành, tu mới đắc.([8])

9. Đức Thiên La Đạo Nhơn (Thiên La Tinh Lê Văn Nghĩa) bảo rằng những điều khảo đảo chính là những nhát đục của nhà điêu khắc:

Chư Thiên ân sứ mạng ráng ráng, đừng thối chí trước cơn khảo đảo. Cái khảo đảo là cái đc của chuyên viên chm trổ đó! ([9])

Một khối đá hay một khúc gỗ, để trở thành một pho tượng tuyệt đẹp cho đời chiêm ngưỡng thì phải chịu những nhát đục chạm trổ của nhà điêu khắc. Người tu cũng thế, muốn trở thành Hiền Nhân, Thánh Triết hay Thần Thánh Tiên Phật, cũng phải chịu trải qua những khảo thí gian lao, đau đớn vô vàn như gỗ đá phải chịu những nhát đục của điêu khắc gia.

Do đó, sự khảo thí là vô cùng cần thiết. Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy:

Đạo phải có thăng trầm khảo dượt

Mới lọc lừa kẻ rớt người hay

Nếu như thẳng tợ luống cày

Thì đâu cần mở Đạo Thầy mà chi.([10])

10. Đức Giáo Tông Đại Đạo nhắc lại trường hợp của các bậc Hiền Thánh khi xưa:

Những bậc vĩ nhân, những hàng Hiền Thánh, Tiên Phật, những nhà đại ái quốc, được rạng danh là sau khi hoàn thành sứ mạng, hoặc sau khi kết liễu đời mình, mới được mang danh ấy; còn hiện sinh, hành động đã gặp bao lúc gian lao khổ sở từ nội tâm đến ngoại cảnh, đã gặp biết bao nhiêu đối thủ tranh giành ảnh hưởng, hoặc tìm cách bôi lem để hạ uy tín, hoặc phản tuyên truyền để làm đối phương nhụt chí mà bỏ dở sự nghiệp đang lên.

Sở dĩ người xưa được hiển danh hậu thế là nhờ lòng kiên nhẫn, trì thủ, bình tĩnh trước mọi nghịch cảnh, mọi dư luận. Lấy dư lun xây dng để bồi bổ phương pháp hành sự. Lấy dư lun xuyên tc để kiểm điểm thận trọng mọi hành động cho chánh sách. Lấy dư lun chống đối để làm hãnh din cho chủ trương, lấy dư lun phá hoi để làm món quý giá tĩnh tâm mà hy sinh cho chí hướng và đường lối. Tất cả những s kin bên ngoài đưa đến, người xưa đã biết li dng nó mà làm thầy mình.([11])

11. Dù gian lao, dù khảo thí, nếu người sứ mạng hằng tin tưởng rằng mình luôn nhận được sự hộ trì của các Đấng thiêng liêng thì sẽ vượt qua được tất cả để vững vàng trên bước đường sứ mạng.

Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy:

Từng bước chân, từng vic làm cho đến mỗi tâm tư suy diễn đều được Thần Minh ứng trực. (. . .)

Hiện tại các chức vụ đương vi, dầu lớn dầu nhỏ, cũng đều là những sứ mạng được Đức Chí Tôn và Công Đồng Tam Giáo đặt để, do đó Thần Minh hết sức h trì không hề sơ sót. Thế nên, chư đ mui phải kính trng, thương yêu lẫn nhau vì Thiên mng, để Thần Minh cùng kính nể quyền pháp thế đo của chư đ mui.([12])

12. Đức Chí Tôn khuyến khích cho chúng ta an lòng trên bước đường tu hành đầy cam go thử thách:

Các con hữu duyên, hữu phước đắc ngộ Đạo Thầy thì phải biết trân trọng, chăm lo học tập. Dù khi gặp khảo trừng cũng không thối chí ngã lòng.

Các con vững tâm, bền chí tu tập thì Thầy sẽ bố điển tr duyên để các con có thêm dũng khí vượt qua trở ngại thử thách.([13])

Thầy nhắc các con luôn giữ sơ tâm thiết tha như lúc mới vào tu tìm cầu hc pp, các con nhất tâm, đừng lơ lãng, kẻo lc Đo, xa Thầy.

Các con sẽ vượt qua tất cả, nếu ý thức Thầy hằng ngự tâm trung. Phải luôn hiệp nhất cùng Thầy. Đó là chìa khóa để các con mở cửa giải thoát.([14])

*

Ước mong rằng mỗi người môn đệ Cao Đài chúng ta luôn khắc ghi lời dạy: Bất vong sơ tâm phương đắc thủy chung. Đừng quên tâm nguyện ban đầu, muốn đi đến cuối con đường đã chọn để đạt được thành công thì phải luôn nhớ tâm nguyện ban đầu, đừng làm việc gì cũng hứng thú nhất thời. Có như vậy chúng ta mới mong hoàn thành được sứ mạng tự độ độ tha để trở về cùng Thầy Mẹ.

Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy:

Lời đã dạy khá tua học kỹ

Tuy dạy người hàm ý dạy mình

Đạo Trời càng học càng tinh

Càng siêng nghiên cứu, càng kinh nghiệm nhiều.([15])

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo

30-8 Kỷ Hợi (Thứ Bảy 28-9-2019)

DIỆU NGUYÊN



([1]) Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 15-01 Đinh Mùi (23-02-1967).

([2]) Minh Lý Thánh Hội, 02-10 Quý Sửu (27-10-1973).

([3]) Thiên Lý Đàn, 15-12 Đinh Mùi (14-01-1968).

([4]) Thánh Truyền Trung Hưng, Huyền Hư Động, 15-8-1940.

([5]) Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24-6 Quý Mão (13-8-1963).

([6]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 30-12 Tân Hợi (14-02-1972).

([7]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 01-11 Nhâm Tý (06-12-1972).

([8]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 15-02 Ất Mão (27-3-1975).

([9]) Thánh tịnh ngọc Minh Đài, 10-5 Nhâm Tý (20-6-1972).

([10]) Hườn Cung Đàn, 23-12 Canh Tý (08-02-1961).

([11]) Thiên Lý Đàn, 23-3 Đinh Mùi (02-5-1967).

([12]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 15-7 Ất Sửu (30-8-1985).

([13]) Minh Khai Chiếu Minh Đàn, 14-4 Kỷ Hợi (18-5-2019).

([14]) Minh Khai Chiếu Minh Đàn, 18-6 Kỷ Hợi (20-7-2019).

([15]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 03-5 Bính Dần (09-6-1986).