ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Chương Trình Chung Tay
Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo
________
PHẠM VĂN LIÊM
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài
HỒNG ÂN TẬN ĐỘ
(tiếp theo MẤY NHÁNH RỒI SAU CŨNG MỘT NHÀ)
IN LẦN THỨ NHẤT
Quyển 92.1 trong Chương Trình Chung
Tay
Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo
kính mừng Hội Thánh Truyền Giáo Cao
Đài
tròn một hoa giáp (Bính Thân 1956 –
Bính Thân 2016).
Nnhà xuất bản TÔN GIÁO
Hà Nội 2016
Ấn tống lần thứ nhất 3.500 quyển,
do quý môn sanh Cao Đài công quả 58.032.000 đồng
(xem phương danh ở trang 286-289 trong sách in).
Kính thành hồi hướng cửu huyền thất tổ.
Đồng hiệp tâm cầu nguyện quốc thái dân an,
đạo pháp trường lưu, chánh giáo hoằng dương,
Đại Đạo Cao Đài quy nguyên thống nhứt,
vạn linh
thức tỉnh hồi đầu, đồng đăng bỉ ngạn.
*
.MẤY LỜI GIAO CẢM
Trong đêm
Giao thừa Bính Dần (1926) Thầy đem hai nhóm môn đệ gặp nhau.
Thầy dạy
Đức Ngô làm chủ và truyền cho các môn đệ thay Đức Ngô đi phổ độ.
Ở đây chúng ta thấy rõ ý Đạo, ý Thầy:
Tu luyện và hành đạo cần phải thống nhất,
độ kỷ độ tha cùng viên mãn, gốc ngọn đầu đuôi không thể thiếu được mà đồng thời
hai phần phải có, nhưng:
- Tu luyện phải là trên hết, là nền tảng,
nên Thầy dạy Đức Ngô làm chủ cho nền chánh pháp Cao Đài mà tất cả chúng ta, môn
đệ của Thầy, nương ở chánh pháp của Thầy phổ độ nhơn sanh để hoằng hóa chơn
truyền cứu độ vạn linh sanh chúng.
Buổi họp mặt giao thừa này Thầy dạy Đức
Ngô: Phải dìu dắt chư môn đệ ta vào đường
đạo đức, đến buổi chúng nó lập thành. Hai chữ đến buổi có nghĩa là sau này. Hai chữ lập thành có nghĩa là hệ thống lại, sắp xếp lại để hai phần tịnh
luyện, hành đạo cùng một chơn truyền duy nhất, mà Giáo Hội có đủ nội thánh
ngoại vương (vương đạo) mở rộng chơn truyền chánh pháp cho năm châu bốn biển,
chuyển lập thượng nguơn thánh đức, xây dựng thiên đàng cực lạc tại thế gian,
tồn tại bảy trăm nghìn năm (thất ức niên) mới thất chơn truyền.
Vì vậy hai phần tịnh luyện và hành đạo hiệp
nhất là điều cần thiết và căn bản nhất của chánh pháp Cao Đài Giáo hiện nay.
Gần một thế kỷ qua, ý Thầy đã rõ. Tuy nhiên
chánh pháp Cao Đài đang phân hóa nhiều năm do hoàn cảnh địa phương, qua bao tao
loạn chiến tranh, tinh thần tự lực sinh tồn mỗi nơi có nhiều ứng biến mà xa lần
căn bản nguyên vẹn ban đầu, đó cũng là luật tự nhiên.
Tất cả chúng ta đều là môn đệ Thầy, ai cũng
có dòng máu Cao Đài trong tâm hồn, huyết quản, chết sống vì Đạo, dâng mình phục
vụ Giáo Hội, ngày đêm vì Đạo vì Thầy, hành đạo không quản gian lao khổ nhọc,
chúng ta đã làm và làm rất nhiều việc, nhưng những việc chúng ta làm có tính
cách giải quyết sự việc theo hoàn cảnh mỗi nơi, nơi này không giống nơi khác;
dĩ nhiên là chưa đi vào cái chung của Giáo Hội, của nền tân pháp của Thầy hiện
nay, dù cái chung rất là cấp thiết.
Cái chung cấp thiết đó là gì?
1. Chơn truyền chánh pháp đương phân tán
không chỗ trụ, biết trụ vào đâu để duy nhất Giáo Hội?
2. Danh nghĩa, danh dự Giáo Hội chưa tỏ sáng
cho một thời pháp đặc biệt trong thời vận mới.
3. Tôn chỉ, mục đích chánh pháp Đại Đạo Kỳ
Ba còn nhiều che khuất bởi sự phân hóa, sai biệt bất nhất hiện nay.
4. Cơ Đạo mỗi nơi, Trời người còn cách
biệt, chưa hợp nhất, chưa đủ uy lực đưa bước nhơn sanh hội hiệp cùng Thầy.
Những gì đã ghi lại trong tập Hồng Ân Tận Độ của Giáo Sư Thượng Liêm
Thanh về ơn soi dẫn dìu độ của Thiêng Liêng, là chính lời Thầy và các Đấng dạy
chung cho tất cả chúng ta vậy.
Hãy xin ơn và cầu nguyện nơi Thầy về cơ duy
nhất giữa chúng ta.
Phối Sư
THƯỢNG HẬU THANH