ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo
________
DIỆU NGUYÊN
CÂU CHUYỆN ĐỨC TIN
IN LẦN THỨ BA
Quyển 25.3
trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo
Nhà xuất bản TÔN GIÁO,
Hà Nội 2012
*
Ấn tống lần thứ ba năm
ngàn (5.000) quyển. Đồng kỉnh nguyện hồi hướng cho quốc thái dân an, đạo pháp
trường lưu, chánh giáo hoằng dương, vạn linh thức tỉnh hồi đầu, đồng đăng bỉ
ngạn.
Phương danh Quý vị Mạnh
Thường Quân
1. ĐH VÕ VĂN TÂM, ĐT
VÕ THỊ NGỌC TRANG (TT Bàu Sen): Gởi đợt 24, phần tồn quỹ của đợt 39, gởi đợt
57. (1.400.000 VNĐ)
2. ĐT THANH DUNG
(CQPTGL). Hồi hướng giác linh cháu Trần Tấn Đức. Gởi đợt 5, 28, 38, 45, 48B,
59, 62. (2.000.000 VNĐ)
3. ĐT LA THỊ MỘNG
TRANG (Thiên Môn Tịnh Thánh): đường số 3, Bình Trị Đông B, Bình Tân. Hồi hướng
Lễ Sanh Hương Mận (La Thị Mận, 76 tuổi, quy ngày 09-11 Đinh Hợi), ĐT Nguyễn Thị
Ngài (78 tuổi, quy ngày 03-9 Canh Dần) ấp 2, Thạnh Trị, Bình Đại, Bến Tre. Gởi
đợt 49, 50, 53. (2.200.000 VNĐ)
4. ĐT NGUYỄN THỊ TRÚC THẢO (CQPTGL). Gởi đợt 4, 8, 14, 17,19, 25, 29, 31, 38. (2.300.000 VNĐ)
5. Tín đồ HT Cao Đài
BAN CHỈNH ĐẠO (Anh Lớn Bảo Thế Nguyễn Văn Lãnh chuyển giúp): Quý đạo hữu DAKLAK
và GIA LAI gởi đợt 52 (400.000VNĐ); Quý đạo hữu TRÀ VINH và SÓC TRĂNG gởi đợt
53 (500.000VNĐ); Quý đạo hữu AN GIANG và SÓC TRĂNG gởi đợt 55 (500.000VNĐ); Quý
đạo hữu TRÀ VINH gởi đợt 61 (500.000VNĐ) và đợt 68 (500.000VNĐ). (Tổng cộng = 2.400.000 VNĐ)
6. ĐT PHẠM THỊ PHẢI
(76 tuổi, TT Phường 6, Trà Vinh); ĐH NGUYỄN MINH TUẤN (22 tuổi); ĐH NGUYỄN TUẤN
ANH (20 tuổi); em TÔ CHÁNH PHONG (14 tuổi); em TÔ NHẬT BẢO (7 tuổi): Gởi đợt
55. (2.500.000 VNĐ)
7. ĐH NGÔ VĂN HAI
(TTi Ngọc Điện Huỳnh Hà): Hồi hướng ông bà ngoại là Dương Văn Hiển. Gởi đợt 4,
7, 14, 20, 33. (2.600.000 VNĐ)
8. ĐT NGUYỄN THỊ
MƯỜI: (TT Long Hựu): Ấp Chợ, Long Hựu Đông, Cần Đước, Long An. Hồi hướng cầu an
cho thân mẫu (ĐT Phan Thị Huấn, 82 tuổi). Gởi đợt 50, 53, 64, 69. (2.800.000 VNĐ)
9.
ĐH BÙI THIÊN TUÂN; ĐT HỒ THỤY Ý; ĐH PHAN ĐÍCH TÔN MINH; ĐH PHAN GIA QUANG TRUNG
; ĐH PHAN VŨ HẬU TRƯNG; ĐH PHAN VŨ KHƯƠNG DUY: ĐT VÕ THỊ THU CÚC, ĐT VÕ THỊ
HẠNH (Nguyễn Văn Cừ, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1): Hồi hướng ĐT Võ Thành Tư
và ĐT Mai Thị Bền. Gởi đợt 4, 17, 23, 24, 25, 28, 33, 38, 41, 55, 59, 60, 63, 69.
(3.300.000 VNĐ)
10. ĐH
TRẦN VĂN QUANG (P. Hội Trưởng TT Bàu Sen): Gởi
đợt 1, 4, 5, 7, 14, 65. (5.500.000
VNĐ)
Tổng cộng: 27.000.000 VNĐ
*
MỤC LỤC
Giao cảm
1. MẤY MẨU CHUYỆN VỀ BA TÔI
2. VẬT CHẤT KHUYÊN TRÒ KHÁ BỎ KHƠI
3. HÀNH TRÌNH VỀ CÕI HƯ LINH
4. HIỂU ĐẠO MẦU
MỚI THOÁT KIẾP TRẦN DƯƠNG
5. NHIỆM MẦU TRUNG DU HÀNH ĐẠO
6. ĐỘ SANH ĐỘ TỬ HAI VAI CŨNG ĐỒNG
7. LỬA ĐỐT KHUYÊN CON BIẾT CÓ THẦY
8. HY SINH ĐẮC QUẢ
9. THẦN TIÊN XEM MẠCH BỐC THUỐC
10. BA LẦN ĐỐT LỆNH DẠY MUA XE
MOBYLETTE
*
GIAO CẢM
Nữ
giáo sư Jayne Susan Werner khi viết chuyên khảo
Chính Trị Nông Dân Và Giáo Phái: Nông Dân
Và Thầy Tu Trong Đạo Cao Đài Ở Việt Nam,([1]) đã dụng nhiều công phu khai thác các yếu tố như chính trị, xã hội, kinh tế
để giải thích vì sao đạo Cao Đài thuở mới ra đời đã mau lẹ phát triển và thành
công hơn hẳn các tôn giáo lớn sẵn có từ lâu ở Nam Kỳ. Tiếc rằng bà quên một yếu tố rất quan trọng là
tính thiêng liêng (divinity) mà đạo Cao Đài sớm tẩm nhuận cho hàng môn
đệ. Thật vậy, vì đứng ở góc độ chính trị - xã hội học, bà Werner đã không xét
tới đức tin của những người đã “rần rần” đổ xô theo nền tôn giáo mới vào
đầu thế kỷ 20.
Lẽ thường, một người quyết định chọn cho mình một tôn giáo là do ý thức
và tự chủ. Muốn thế, trước tiên họ phải có đức tin. Người xưa gọi đó là khởi
tín tâm 起 信 心. Trái lại, những ai cứng lòng, không tin, thì
chẳng bao giờ thèm nhích ngón tay gõ cửa một tôn giáo. Cho nên người theo một
tôn giáo được gọi là tín đồ. Đồ 徒 là học trò; tín 信 là tin tưởng. Có tin tưởng nên mới chịu vào làm
học trò trong cửa đạo.([2])
Trong thời đại Tam Kỳ Phổ Độ,
người tín đồ Cao Đài có diễm phúc được trải nghiệm nhiều linh ứng mầu nhiệm nên
đức tin của họ luôn luôn được củng cố, dưỡng nuôi. Đức tin Cao Đài xanh như màu
chiếc vòng cẩm thạch đeo ở cổ tay. Đeo càng lâu thì cẩm thạch càng “lên nước”,
càng xanh thẫm, càng bóng ngời, đẹp đẽ. Người Cao Đài tu càng lâu thì đức tin
càng thêm bền bỉ, kiên cố.
Những câu chuyện về đức tin
trong cộng đồng tín hữu Cao Đài có rất nhiều, phong phú muôn vẻ. Các giai thoại
đàn tiên từ buổi khai đạo là những điển hình tiêu biểu. Nếu dụng công ghi chép
lại cho thật đầy đủ, ắt sẽ thành nhiều pho sách lớn.
Chính những mẩu chuyện huyền
nhiệm được lưu truyền bất tận trong đời sống tâm linh của đàn con áo trắng đã
thêm sinh lực và đỡ nâng cho họ vững bước trên đường tu, nhất là những khi lịch
sử nhà đạo gặp hồi quanh co, khúc chiết…
Câu Chuyện Đức Tin của Diệu Nguyên là những việc thật người
thật với nhiều tình tiết ly kỳ, huyền diệu. Từng mẩu chuyện hàm chứa nhiều đạo
lý cần yếu cho người tu, nhắc nhở rằng bất kỳ ai chí thành lo việc đạo thì luôn
luôn được Trời Phật, Tiên Thánh âm thầm che chở. Những câu chuyện này cho thấy
thế giới hữu hình và cõi thiêng liêng vô hình không hề ngăn cách mà thật sự rất
sít sao gần gũi. Một lời nói, một ý tưởng phát ra đều có thần minh chứng giám.
Do đó người tu phải luôn thận trọng để khỏi vô tình gây nên tội lỗi.
Thay cho bài giảng giáo lý, những
chuyện Diệu Nguyên kể lại đây có tác dụng khuyến tu rất cao. Bởi thế, Chương
Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo
lấy làm hân hạnh giới thiệu cùng đông đảo bạn đọc gần xa trong nhà đạo.
Mùa tu Đông Chí Nhâm Thìn
Ban Ấn Tống
Nếu quý bạn thích có tập sách nhỏ này, kính mời quý bạn gởi thư về daidaovanuyen@gmail.com. Và xin quý bạn hoan hỷ trả
giúp cước phí cho bưu điện ngay khi nhận được sách biếu. Cảm ơn quý bạn quan tâm. (Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo)