3. Người đạo Cao Đài thực hành
đức tin Đại Đạo trong đời thường
đức tin Đại Đạo trong đời thường
Thanh Căn: Theo tôi, điều nầy có nghĩa là thể
hiện đức tin bằng cách thực hành giáo lý Đại Đạo qua đời sống thường nhật.
Khi người ta không đặt niềm tin ở cuộc đời giả tạm đầy những điêu ngoa
gian trá, thì người ta tìm đến tôn giáo và đặt niềm tin vào đó để làm cứu cánh.
Niềm tin đạt tới cao độ sẽ trở thành đức tin, và đức tin sẽ là động cơ thúc đẩy
cho việc tu thân hành đạo của người tín hữu.
Đức Chí Tôn dạy:
Đức tin là một cái thang
Đức tin được ví như một cái thang; cái thang đã bắc rồi, còn ai chịu leo
lên hay không là một việc khác.
Người có đức tin giống như có cái thang, khi leo lên thì cái thang ấy
(đức tin) sẽ biến thành động năng thúc đẩy người ta bước lên từng nấc từng nấc
cao hơn.
Hành động bước lên nấc thang đó
hàm dụ cho cái gì? Cho sự thực hành đức tin Đại Đạo. Sở dĩ nói Đức Tin Đại Đạo là để chỉ đức tin không
bị giới hạn vào một Đấng thiêng liêng nào. Đức tin Đại Đạo bao gồm đức tin vào
Phật, vào Chúa, vào Thượng Đế, vào các đấng Thần, Thánh, Tiên. Tin vào Phật,
vào Chúa, vào Thượng Đế, v.v… cũng không phải suốt ngày gõ mõ tụng niệm, suốt
ngày nguyện kinh cầu phước cho mình, cho gia đình mình bình an vô sự, ăn nên
làm ra, mặc tình ai khổ sở kệ họ.
Trái lại, thực hành đức tin Đại Đạo là biến đức tin này trở thành hành vi
cụ thể bằng cách làm theo tấm gương đạo hạnh và giáo huấn của Đấng thiêng liêng
mà mình tin tưởng để làm chứng cho đức tin của mình là chơn thật.
*
Huệ Khải: Đại Đạo tức là nói tắt Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ, mà Cao Đài tức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Do đó đức tin Đại Đạo và
đức tin Cao Đài là một.
Thực hành đức tin Đại Đạo trong đời thường tức là đem đức tin tôn giáo đỡ
nâng cho cuộc sống hàng ngày với áo cơm ràng buộc, đặc biệt là những khi mình
cô đơn trước những bất an, bất trắc của đời thường.
Thông thường, mỗi khi chúng ta gặp một hoàn cảnh bất trắc mà không ai cứu
mình được; mình cũng không cầu cứu ai được. Lúc đó chỉ còn Trời cứu, và chúng
ta bèn nương dựa vào các Đấng, vào Thượng Đế.
Hoặc, chúng ta sống trong một tình thế vô cùng éo le: Mình là con, không
ai thương mình bằng cha mẹ mình. Mình là chồng hay vợ, không ai thương mình
bằng vợ hay chồng mình. Vậy mà tất cả những người thương nhứt, thân nhứt cũng
không sao cứu mình được. Lúc đó chỉ còn Trời cứu, và với đức tin chúng ta nguyện
cầu Thượng Đế.
Tóm lại, gặp những hoàn cảnh trong gia đình, ngoài xã hội… mà chúng ta
đành thúc thủ (bó tay), tất cả mọi phương tiện, khả năng đều vô dụng, thì chính
lúc đó chúng ta nương tựa vào đức tin cầu xin ơn cứu độ của Trời tức là Đức Cao
Đài.
Thánh giáo Cao Đài trang bị cho tín đồ rất nhiều cái phao cứu sinh để tín
đồ đeo bám những khi chơi vơi giữa biển khổ cuộc đời. Đức tin ấy dĩ nhiên đặt
vào một Đấng tối thượng là Thầy (Đức Chí Tôn, Đại Từ Phụ, Cha Già…).
* Đức Chí Tôn dạy:
Dù cho gặp cảnh cơ hàn
* Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch dạy:
Luôn luôn tin tưởng Cha Già
Điển lành phò hộ thoát qua cơn nàn.([3])
Dưới tay Thượng Đế đỡ nâng
Dầu bao nạn khổ vượt lần cũng qua.([4])
* Đức Bảo Pháp Chơn Quân dạy:
Lòng con tin Đấng Cao Đài
* Kinh Hộ Mạng:
Có Thầy con trẻ ủ ê chi mà.
Đức tin vào Thầy, Mẹ, các Đấng, hay nói gọn là đức tin vào Đại Đạo, là sự
trải nghiệm hoàn toàn riêng tư của từng bản thân. Sự trải nghiệm này vượt ra
ngoài luận lý và giải thích hay chứng minh. Bản thân mình thực sự nếm trải vị
ngon ngọt và chỉ riêng mình rõ biết; nếu muốn cố nói ra cho người khác hiểu và
tin thì lắm khi bị người ta thầm chê là mình hoang tưởng, tự kỷ ám thị, mê tín…
Cho nên, chỉ có luôn luôn âm thầm cầu nguyện và thành tâm lắng nghe để
nhận thấy rõ Thượng Đế và các Đấng đang ở với mình, rất gần gũi với mình trong
mọi hoàn cảnh.
Những giờ phút yên lặng để ngồi thiền cũng là một cách thực hành đức tin.
Khi ấy, mỗi con người giống như một cái radio; chúng ta bắt được đúng làn sóng
điện, đúng tần số của Thiêng Liêng, thì chúng ta liền cảm thụ được trong tâm
hồn mình có sự hiện hữu của Thượng Đế hay của Đấng mà mình gắn bó, yêu kính đặc
biệt. Đó cũng là lúc chúng ta chứng nghiệm lời Đức Chí Tôn dạy:
“Con ôi! Sự yên lặng để thần giao
cách cảm, để các con tìm thấy con trong Thầy và Thầy hằng ngự trị với đức hiếu
sinh trong vạn vật. Yên lặng tức là quán triệt tất cả những cái gì mà trần gian
không nói được, không sờ mó được, không nghe thấy được.” ([6])
Nói về việc thực hành đức tin trong
đời sống thì cũng nên chia sẻ trải nghiệm tâm linh của chính mình, để làm
chứng.
Giữa năm 2008 tôi có dư một khoản
tiền nhỏ, bèn nghĩ tới chuyện in kinh sách biếu tặng miễn phí cho mọi người
(tức là ấn tống). Tôi in một ngàn rưỡi cuốn. Định bụng rằng dùng hết số tiền đó
thì thôi, chừng nào có thêm khoản tiền khác mới tính chuyện ấn tống tiếp cuốn
khác.
Nào ngờ bổn đạo gần xa ủng hộ ấn tống
mạnh mẽ phi thường! Suốt năm năm qua tôi cứ buông cuốn này ra thì bắt tay làm
ngay cuốn khác, và làm ấn tống không kịp nghỉ!
Với tôi, vấn đề bây giờ không phải là
lo thiếu bản thảo, lo thiếu vốn ấn tống. Vấn đề bây giờ là tôi lo sợ mình không
đủ sức khỏe, không có nhiều thời gian để làm ấn tống ngõ hầu đáp ứng được trọn
vẹn những tấm lòng vàng của đạo hữu Cao Đài khắp nơi không ngừng đóng góp công
quả tài trợ Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo.
Của con Thầy để thiếu chi đây
Hễ đứa nào ngoan cứ lấy xài
Chung lại thì giàu, chia phải khó
Kho tàng vô tận máy vần xoay.([8])
Tôi chưa
được “ngoan” lắm mà Thượng Đế còn từ bi cho tôi được “lấy xài” một “kho tàng” quý
hóa vô ngần như thế.
Những lúc cảm kích, rưng rưng nước mắt tạ ơn Thầy, tôi lại nhớ đến đoạn
Kinh Thánh chép lời Chúa dạy về những bông huệ ngoài đồng:
“Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm
gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: Chúng
không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua
Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu
hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho
như thế, thì huống hồ là anh em…” (Matthêu 6:28-30)
Lm Bảo Lộc (cười): Xin cảm ơn Bông Huệ… Khải.
(Mọi người cũng cười, vỗ tay.)
([7]) Sau năm năm hoằng pháp (tháng 6-2008
/ tháng 6-2013), Chương Trình đã ấn tống được sáu mươi đầu sách gồm nhiều thể
loại, trong đó có nhiều nhan đề đã in lần thứ hai, thứ ba, thứ tư. Mỗi kỳ in
bình quân 5.000 bản. Ngoài ra, từ năm 2012 còn ấn tống giai phẩm Đại Đạo Văn Uyển, phát hành mỗi quý vào
các tháng 3, 6, 9, 12 dương lịch.